Nội dung text ĐỀ SỐ 13.docx
ĐỀ SỐ 13 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn băn sau: ĐI THUYỀN TRÊN SÔNG ĐÁY 1 (Hồ Chí Minh) Dòng sông lặng ngắt như tờ, Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo. Bốn bề phong cảnh vắng teo, Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan. Lòng riêng riêng những bàng hoàng, Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng. Thuyền về, trời đã rạng đông, Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi. Ngày 18/08/1949 (Hồ Chí Minh – Thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1970) Thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 5: Câu 1. Liệt kê các hình ảnh thiên nhiên có trong bài thơ. Câu 2. Giải thích nghĩa của từ bàn hoàn trong bài thơ Câu 3. Phong vị Đường thi được thể hiện như thế nào trong tác phẩm? Câu 4. Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào qua sự vận động của tứ thơ? Câu 5. Bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy gợi anh/ chị nghĩ tới bài thơ nào khác của Bác Hồ? Vì sao lại có sự liên hệ đó? II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nét độc đáo của không gian, thời gian trong văn bản sau: Âm vang chiêng trầm hùng, khoan nhặt, nhịp múa và vẻ mặt thành kính trang nghiêm của những người phụ nữ khiến Suzana rùng mình. Đi nhiều nơi trên thế giới, tận mắt thấy nhiều tầng văn hoá, nhưng chưa bao giờ chị được thưởng thức một thứ âm nhạc nghi lễ nào lạ mà lại hay đến thế. Tiếng chiêng xoáy sâu vào bóng đêm, trôi lang thang vô tận giữa rừng già, lặn xuống đáy dòng sông Srêpôk sâu thẳm. Âm thanh bính boong ấy không phải là tiếng than khóc, vẫn là tiếc thương, vẫn là níu kéo đẩy, nhưng lại lịch lãm và trang trọng dành cho sự tiễn biệt vĩnh viễn. Tiếng thầy cúng bỗng nổi lên trên: “Ơ Yang atâo, ơ Yang”... Suzana trôi đi, trôi đi theo nhịp điệu và âm thanh của dàn chiêng. Trong đêm tiếng chiêng loang xa khắp đất trời, rừng cây. Đỉnh núi Cư Minh như mỗi lúc một nghiêng thấp xuống, thầm lặng nghe. Một áng mây đen che khuất mặt trăng. Rừng tối lại. Gió dường như ngừng thổi. Vắng tiếng nói khiến Suzana giật mình quay lại. Một bà lão trong bộ váy áo thổ cẩm, tóc bạc trắng xõa dài đến tận gót chân. Người phương Tây như chị là cao, mà bà cũng lớn người không kém, dáng vươn thẳng, uy nghiêm, bên cạnh là một người đàn ông mặc khố, ở trần, dáng thấp đậm cường tráng, đầu vấn khăn đỏ, tay chống một chiếc lao dài: - Này cô kia! Người là ai? Làm gì ở đây? - Bà là ai mà lại hỏi tôi? 1 Bài thơ được sáng tác năm 1949 trong một lần Bác từ Khấu Lấu (thuộc xã Tân Trào) xuôi thuyền về huyện lị Sơn Dương (Tuyên Quang) thăm một lớp học của cán bộ kháng chiến.