Nội dung text Bài 6. Chụp X–quang. Chụp cắt lớp.docx
Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 6: CHỤP X – QUANG. CHỤP CẮT LỚP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Mô tả được sơ lược cách chụp ảnh bằng tia X. - Từ tranh ảnh (tài liệu đa phương tiện) thảo luận để rút ra được một số cách cải thiện ảnh chụp bằng tia X: giảm liều chiếu, cải thiện độ sắc nét, cải thiện độ tương phản. - Mô tả được sơ lược cách chụp ảnh cắt lớp. - Thực hiện dự án hay đề tài nghiên cứu, thiết kế được một mô hình chụp cắt lớp đơn giản.. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự học: Tự chủ và hợp tác với các bạn để mô tả cách chụp ảnh bằng tia X, cách chụp ảnh cắt lớp. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận và hỗ trợ các bạn trong nhóm trong quá trình tìm hiểu về chụp X -quang, chụp cắt lớp và trong quá trình thực hiện dự án: thiết kế được một mô hình chụp cắt lớp đơn giản.. - Năng lực giải quyết vấn đề: Nêu một số cách cải thiện ảnh chụp bằng tia X, thiết kế được một mô hình chụp cắt lớp đơn giản.. Năng lực vật lí: - Mô tả được sơ lược cách chụp ảnh bằng tia X. - Nêu được một số cách cải thiện ảnh chụp bằng tia X: giảm liều chiếu, cải thiện độ sắc nét, cải thiện độ tương phản.
- HS trả lời Câu hỏi (SGK – tr.33) 1. Nêu nguyên lí chụp X-quang trong y học. 2. Giải thích tại sao trên phim chụp X- quang lại có màu đậm, nhạt khác nhau. 3. Nêu một số ưu và nhược điểm của chụp X-quang. GV phân tích để HS hiểu kĩ hơn: Từ tính chất đâm xuyên của tia X và tính chất hấp thụ tia X của môi trường mà tia X truyền qua. Với môi trường không đồng nhất (cơ thể người thì khả năng hấp thụ tia X khi truyền qua xương và mô mềm là khác nhau). Do vậy hình ảnh hiển thị trên phim sẽ có hiển thị trên phim khác nhau. 2. Trên phim chụp X-quang có màu đậm, nhạt khác nhau: Tia X có tác dụng rất mạnh lên kính ảnh. Do vậy, vật hấp thụ nhiều tia X, hình ảnh hiển thị trên phim có màu sáng, vật hấp thụ ít tia X trên phim có màu đậm. 3. Ưu điểm và hạn chế của chụp X-quang trong y học - Ưu điểm: + Không xâm lấn, không đau. + Kĩ thuật đơn giản, dễ sử dụng. + Sử dụng liều bức xạ thấp hơn chụp cắt lớp vi tính. + Quá trình chụp nhanh chóng. Xử lí và cho ra kết quả nhanh chóng, lưu trữ dễ dàng. + Chi phí thấp hơn so với các phương pháp khác như chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ. - Hạn chế: + Hình ảnh X-quang không chi tiết, rõ nét bằng chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ. + Không hiển thị được hình ảnh 3D. + Chụp X-quang thông thường không hiển thị tốt hình ảnh các mô và cơ quan, để hiển thị được cần sử dụng chất cản quang.