PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CDV_K12_Bài 6_Trách nhiệm Xã hội của doanh nghiệp.doc

KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 6. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ( Bộ Cánh diều vàng) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. - Liệt kê được các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. - Trình bày được ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 2. Năng lực - Điều chỉnh hành vi: Ủng hộ những hành vi, việc làm có trách nhiệm đối với xã hội của doanh nghiệp; Phê phán những biểu hiện thiếu trách nhiệm đối với xã hội của một số doanh nghiệp. - Năng lực phát triển bản thân: Xác định được trách nhiệm công dân khi tham gia điều hành doanh nghiệp. - Tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu và đưa ra được dẫn chứng thực tế về việc thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong một số trường hợp cụ thể; Tham gia tuyên truyền cổ vũ các doanh nghiệp đẩy mạnh thực hành trách nhiệm đối với xã hội. 3. Phẩm chất Có trách nhiệm trong việc tham gia cổ vũ các doanh nghiệp thực hành trách nhiệm đối với xã hội, ý thức được trách nhiệm công dân đối với xã hội của người quản lí, điều hành doanh nghiệp. 4. Tích hợp quyền con người - Mức độ tích hợp: Tích hợp liên hệ với yêu cầu cần đạt: Phê phán những biểu hiện thiếu trách nhiệm đối với xã hội của một số doanh nghiệp. - Cách thức thực hiện: Căn cứ nội dung quyền con người như quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe, quyền bất khả xâm phậm về thân thể…giáo viên lấy các ví dụ để giúp học sinh hiểu được việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chính là thực hiện quyền con người. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. - SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12; - Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học; - Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,.... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động: Mở đầu a) Mục tiêu. Giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa của bài học. Khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú học tập cho HS và giúp HS có hiểu biết ban đầu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. b) Nội dung. GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu vi deo mà giáo viên đưa ra và trả lời câu hỏi Khi quan sát các hình ảnh và thông điệp dưới đây, em liên tưởng đến trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp? Em hãy nêu ý nghĩa của các việc làm đó. c) Sản phẩm. Học sinh bước đầu nhận biết được một số hoạt động cơ bản thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Dựa trên hình ảnh, em nhận thấy hai trách nhiệm xã hội chính mà doanh nghiệp đang thực hiện: + Hỗ trợ người nghèo: Hình ảnh về nhiều bàn tay đến từ nhiều phía khác nhau tạo thành một trái tim, biểu tượng cho sự đoàn kết và hỗ trợ. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang tham gia vào các hoạt động phúc lợi xã hội nhằm hỗ trợ những người nghèo khó. 
+ Bảo vệ môi trường: Hình ảnh về một nhà máy tái chế cho thấy doanh nghiệp đang nỗ lực thực hiện các hoạt động tái chế, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang tập trung vào các thực hành bền vững, thân thiện với môi trường và góp phần giảm thiểu ô nhiễm và rác thải.  d) Tổ chức thực hiện Giao nhiệm vụ học tập: GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu vi deo mà giáo viên đưa ra và trả lời câu hỏi Khi quan sát các hình ảnh và thông điệp dưới đây, em liên tưởng đến trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp? Em hãy nêu ý nghĩa của các việc làm đó. Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm/cá nhân chuẩn bị câu trả lời ra giấy. GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung ý kiến. Báo cáo, thảo luận GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS, sau đó dẫn dắt HS vào bài mới như lời dẫn trong SGK. Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh Gv nhấn mạnh: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phần lớn các doanh nghiệp lấy lợi nhuận là mục tiêu hoạt động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải có trách nhiệm với Nhà nước và xã hội, đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và sự phát triển bền vững của quốc gia. Trách nhiệm này được thực hiện thông qua các hoạt động của doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, cộng đồng và toàn xã hội 2. Hoạt động: Khám phá Nội dung 1: Tìm hiểu nội dung: Tìm hiểu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các hình thức thực hiện a) Mục tiêu. HS nêu được khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. b) Nội dung. GV giao nhiệm vụ cho HS đọc các thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: a. Từ thông tin trên, em hiểu thế nào là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? b. Em hãy làm rõ các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện qua tháp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. c. Em hãy xác định mỗi trường hợp trên đề cập đến hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp. c) Sản phẩm. Học sinh trả lời được các câu hỏi theo các nội dung dưới đây: a. Từ thông tin trên, em nhận thấy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là toàn bộ trách nhiệm bắt buộc và tự nguyện mà một doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội bằng những chính sách và việc làm cụ thể, nhằm mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội, đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước. b. Các hình thức Trách nhiệm từ thiện: Tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo, giúp đỡ những người trong cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn; tham gia các hoạt động công ích xã hội, đóng góp phát triển cộng đồng. Trách nhiệm đạo đức: Thực hiện đạo đức kinh doanh; sản xuất sản phẩm, dịch vụ không gây hại cho xã hội và môi trường, đối xử công bằng, khách quan với người lao động. Trách nhiệm pháp lý: Tuân thủ pháp luật về thuế, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trách nhiệm kinh tế: Đầu tư tối ưu quy trình vận hành dẫn đến tiết kiệm chi phí; sản xuất hàng hoá, dịch vụ mà xã hội cần với mức giá hợp lý, tạo công ăn việc làm cho người lao động với mức thù lao xứng đáng, tạo cho họ cơ hội phát triển chuyên môn, nghề nghiệp, đảm bảo chất lượng, an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng.
c.Xác định các trường hợp + Trường hợp 1 đề cập đến hình thức thực hiện trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lý. + Trường hợp 2 đề cập đến hình thức thực hiện trách nhiệm từ thiện. + Trường hợp 3 đề cập đến hình thức thực hiện trách nhiệm kinh tế. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Giao nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ cho HS đọc các thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: a. Từ thông tin trên, em hiểu thế nào là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? b. Em hãy làm rõ các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện qua tháp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. c. Em hãy xác định mỗi trường hợp trên đề cập đến hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh đọc thông tin. - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm/cá nhân, viết câu trả lời ra giấy hoặc phiếu học tập. Báo cáo, thảo luận GV mời 1 – 2 đại diện nhóm/HS trong lớp lần lượt trả lời từng câu hỏi, các HS khác bổ sung ý kiến. Kết luận, nhận định – GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS và kết luận: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp liên quan đến những quyết định và hành động được thực hiện mà ít nhất cũng vượt trên những lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, là những nguyên tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, pháp luật, đạo đức và nhân văn đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định. Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội khi quyết định và hoạt động của nó nhằm tạo ra và cân bằng các lợi ích khác nhau của những cá nhân và tổ chức liên quan. 1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các hình thức thực hiện Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là toàn bộ trách nhiệm bắt buộc và tự nguyện mà một doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội bằng những chính sách và việc làm cụ thể, nhằm mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội, đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước. - Trách nhiệm kinh tế: đầu tư tối ưu quy trình vận hành dẫn đến tiết kiệm chi phí; sản xuất hàng hoá, dịch vụ mà xã hội cần với mức giá hợp lí, tạo công ăn việc làm cho người lao động với mức thù lao xứng đáng, tạo cho họ cơ hội phát triển chuyên môn, nghề nghiệp: đảm bảo chất lượng, an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng, - Trách nhiệm pháp lí: tuân thủ pháp luật về thuế, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Trách nhiệm đạo đức: thực hiện đạo đức kinh doanh; sản xuất sản phẩm, dịch vụ không gây hại cho xã hội và môi trường, đối xử công bằng, khách quan với người lao động. - Trách nhiệm từ thiện, tỉnh nguyện: tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo, giúp đỡ những người trong cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn, tham gia các hoạt động công ích xã hội, đóng góp phát triển cộng đồng. Nội dung 2: Tìm hiểu nội dung: Ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp a) Mục tiêu. HS trình bày được ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. b) Nội dung. GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: a. Em hãy cho biết thông tin trên đề cập đến những trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp. Em hãy nêu ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm đó đối với xã hội và doanh nghiệp.
b. Trong trường hợp trên, bà H đã thực hiện trách nhiệm công dân khi làm giám đốc điều hành doanh nghiệp như thế nào? c. Em nhận xét như thế nào về việc làm của ông S trong tình huống trên. Em hãy liệt kê các biểu hiện thiếu trách nhiệm đối với xã hội của một số doanh nghiệp và lấy ví dụ minh hoạ. Tích hợp quyền con người - Phê phán những biểu hiện thiếu trách nhiệm đối với xã hội của một số doanh nghiệp. - Căn cứ nội dung quyền con người như quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe, quyền bất khả xâm phậm về thân thể…giáo viên lấy các ví dụ để giúp học sinh hiểu được việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chính là thực hiện quyền con người. c) Sản phẩm. a.  Thông tin trong bài đề cập đến trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện.  + Trách nhiệm đạo đức: doanh nghiệp đã đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực môi trường; đổi mới công nghệ sản xuất, quy trình sản xuất, và phương thức quản lý để đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất và kinh doanh. + Trách nhiệm từ thiện: doanh nghiệp đã chung tay tham gia hoạt động “Vì người nghèo.”; tham gia vận động Quỹ "Vì người nghèo" và an sinh xã hội, đóng góp tổng cộng trên 8 014 tỉ đồng. Ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm đó đối với xã hội và doanh nghiệp là:  Trách nhiệm Ý nghĩa Đối với xã hội Đối với doanh nghiệp Trách nhiệm từ thiện + Giúp đỡ những người trong cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn, tạo ra một xã hội hỗ trợ và chia sẻ. + Tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người cần được hỗ trợ. + Đóng góp vào các hoạt động công ích xã hội, hỗ trợ phát triển cộng đồng, xây dựng môi trường sống tích cực. + Tăng cường hình ảnh của doanh nghiệp trong cộng đồng và tạo ra lòng tin từ khách hàng với sự tích cực đóng góp của họ. + Xây dựng mối quan hệ tích cực với cộng đồng, có thể mang lại lợi ích dài hạn và ổn định cho doanh nghiệp. + Tạo ra môi trường làm việc tích cực, nơi mà nhân viên tự hào về sự đóng góp tích cực của công ty. Trách nhiệm đạo đức + Đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ không gây hại cho xã hội và môi trường, bảo vệ sức khỏe và an ninh của cộng đồng. + Đối xử công bằng và khách quan với người lao động, tạo ra môi trường làm việc tích cực và công bằng. + Xây dựng uy tín và lòng tin của khách hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. + Giảm rủi ro liên quan đến các vấn đề đạo đức, pháp lý, và tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho sự phát triển bền vững. + Thu hút và giữ chân nhân viên tài năng, tăng hiệu suất làm việc và sự hài lòng của nhân viên. b. Trong trường hợp trên, bà H đã thực hiện trách nhiệm công dân bằng cách:  + Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, an toàn trong doanh nghiệp; bảo đảm quyền lợi chính đáng của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp mình. + Ủng hộ và giúp đỡ cộng đồng thông qua việc tặng sách cho học sinh, quyên góp tiền hỗ trợ đồng bào ở các tỉnh miền Trung bị lũ lụt; xây dựng nhà tình nghĩa cho những gia đình có công với đất nước, đóng góp tích cực vào công tác giúp đỡ những người cần thiết.  c. Trong tình huống trên, hành động của ông S có thể được nhận xét như sau:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.