PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 86. Sở Nghệ An Lần 2 - [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học ]-.docx

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN KỲ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KẾT HỢP THI THỬ LỚP 12, NĂM HỌC 2024 - 2025 (Đợt 2) Môn thi: Hoá học ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ tên thí sinh: ……………………………………. Số báo danh: ………………………………………. Mã đề thi 0401 Cho biết nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Cl = 35,5; Ag = 108 và khối lượng riêng của H 2 O bằng 1g/mL. PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cho các pin điện hoá và sức điện động chuẩn tạo bởi các kim loại X, Y, Z, T tương ứng như sau: Pin điện hóa X – Y T – X Z – X Sức điện động chuẩn (V) 0,459 0,78 2,016 Thứ tự các kim loại theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là A. Y, X, T, Z. B. X, Y, Z, T. C. X, T, Z, Y. D. Z, X, Y, T. Câu 2. Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl loãng giải phóng khí H 2 ? A. K.       B. Mg. C. Cu.       D. Fe.       Câu 3. Dung dịch nào sau đây có pH < 7? A. K 2 S.       B. NaCl. C. FeCl 3 .       D. NH 3 .       Câu 4. Trong pin điện hóa, vai trò chính của cầu muối là A. trung hòa điện tích trong dung dịch, duy trì dòng điện liên tục. B. cung cấp electron cho các điện cực. C. là nơi xảy ra phản ứng oxi hóa - khử. D. ngăn không cho các ion di chuyển giữa hai nửa pin. Câu 5. Nguyên tố titanium thuộc chu kì 4, nhóm IVB trong bảng tuần hoàn. Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của titanium là A. [Ne] 3d 2 4s 2 . B. [Ar]3d 4 . C. [Ar]4s 2 4p 2 . D. [Ar]3d 2 4s 2 . Câu 6. Sản phẩm của phản ứng ester hóa giữa ethyl alcohol và propionic acid là A. C 3 H 7 COOCH 3 . B. C 2 H 5 COOCH 3 . C. C 2 H 5 COOC 2 H 5 . D. CH 3 COOC 2 H 5 . Câu 7. Kim loại vonfram (W), được dùng làm vật liệu chịu nhiệt trong ngành hàng không – vũ trụ. Ứng dụng này dựa trên tính chất vật lý nào của kim loại W? A. Khối lượng riêng nhỏ. B. Nhiệt độ nóng chảy cao. C. Tính dẻo cao. D. Khả năng dẫn điện tốt. Câu 8. Các nguyên, vật liệu chứa calcium có nhiều ứng dụng trong đời và sản xuất. Cho các phát biểu sau: (a) Đá vôi được sử dụng sản xuất vôi sống, xi măng và làm vật liệu xây dựng. (b) Vôi sống dùng để khử chua, sát trùng, tẩy uế, hút ẩm trong công nghiệp. (c) Nước vôi dùng để khử chua, làm mềm nước có tính cứng tạm thời. (d) Thạch cao dùng để sản xuất phân đạm. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 9. Cho các vật liệu polymer sau: Cao su buna-S; tơ olon; tơ nilon-6,6; poly(vinyl chloride); poly(phenol formaldehyde) (PPF). Số polymer được điều chế bằng phương pháp trùng hợp là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 10. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh? A. Glycine. B. Glutamic acid. C. Aniline. D. Ethylamine. Câu 11. Ứng dụng nào dưới đây không phải của Na 2 CO 3 ? A. Sản xuất thuỷ tinh, xà phòng. B. Làm bột nở khi làm bánh. C. Làm mềm nước cứng. D. Tẩy dầu mỡ bám trên bồn rửa bát. Câu 12. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Protein có thể bị đông tụ dưới tác dụng của nhiệt, acid hoặc base.
B. Trùng ngưng ε-aminocaproic acid thu được polymer. C. Dung dịch amino acid tác dụng được cả NaOH và HCl. D. Dipeptide Gly–Ala có phản ứng màu biuret với Cu(OH) 2 . Câu 13. Trong quá trình tinh chế benzoic acid bằng phương pháp kết tinh lại, đầu tiên người ta hòa tan benzoic acid thô trong dung môi thích hợp ở nhiệt độ cao. Sau đó, hỗn hợp được đun nóng đến khi benzoic acid tan hoàn toàn. Tiếp theo, dung dịch được tiến hành .(1). để loại bỏ các tạp chất không tan. Dung dịch thu được để nguội từ từ rồi làm lạnh để .(2). benzoic acid. Cuối cùng tiến hành lọc, rửa sạch và sấy khô ở nhiệt độ thích hợp thu được tinh thể. Nội dung phù hợp trong các ô trống (1) và (2) lần lượt là A. kết tinh – bay hơi. B. lọc nóng– trung hòa. C. làm lạnh – kết tinh. D. lọc nóng – kết tinh. Câu 14. Ống thép chôn trong đất ẩm thường dễ bị ăn mòn. Để bảo vệ ống thép, người ta áp dụng một số phương pháp như sơn phủ, bọc nhựa và gắn thanh kim loại hoạt động hơn chẳng hạn Zn. Cho các nhận định sau: (a) Sơn phủ lên bề mặt ống thép là phương pháp bảo vệ bề mặt. (b) Gắn thanh Zn vào ống thép là phương pháp bảo vệ điện hóa. (c) Thanh Zn có tính khử mạnh hơn Fe trong thép nên đóng vai trò là điện cực dương và bị oxi hóa. (d) Thanh Zn đóng vai trò là anode bị ăn mòn nên kim loại Fe trong ống thép được bảo vệ. Những nhận định đúng là A. (a), (b), (c). B. (a), (c), (d). C. (b), (c), (d). D. (a), (b), (d). Câu 15. Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất? A. HCOOCH 3 . B. CH 3 CH 2 CH 2 OH. C. CH 3 CH 2 COOH. D. CH 3 COOH. Câu 16. Formol được dùng làm chất tiệt trùng, thuốc trừ sâu và bảo quản xác động thực vật. Formol là dung dịch chất nào sau đây? A. Methanol. B. Formaldehyde. C. Phenol. D. Acetone. Câu 17. Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân trong môi trường acid? A. Tinh bột. B. Glucose. C. Cellulose. D. Saccharose. Câu 18. Benzyl acetate là một ester có mùi thơm hoa nhài, thường được dùng trong công nghiệp hương liệu. Ester này được điều chế từ alcohol và carboxylic acid tương ứng. Để sản xuất 2,5 triệu chai tinh dầu cần tối thiểu m tấn benzyl alcohol. Biết rằng mỗi chai tinh dầu chứa 3,0 gam benzyl acetate và hiệu suất phản ứng tính theo benzyl alcohol là 80%. Giá trị của m là A. 5,40. B. 6,75. C. 8,86. D. 6,35. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Trong công nghiệp, quá trình điện phân dung dịch NaCl thường được tiến hành trong thùng điện phân có anode bằng than chì và cathode bằng sắt (giữa hai điện cực có màng ngăn xốp) dùng để sản xuất NaOH, khí Cl 2 . Sơ đồ quá trình điện phân dung dịch NaCl trong công nghiệp như hình vẽ sau: Dung dịch NaCl bão hòa có nồng độ 300 g L -1 bơm vào chỉ được điện phân một phần thành dung dịch NaCl có nồng độ 200 g L -1 , dung dịch này sau đó được dẫn ra khỏi thùng điện phân, trong khi nước muối mới được bơm vào. Việc làm này giúp hạn chế sự tạo thành sản phẩm không mong muốn. Dung dịch NaOH thu được ở cathode có nồng độ 32% được chuyển sang thiết bị cô đặc để sản xuất dung dịch NaOH có nồng độ theo ý muốn. a) Khí Cl 2 thoát ra ở anode, khí H 2 thoát ra ở cathode. b) Giả sử NaOH không bị thất thoát trong quá trình cô đặc, thể tích dung dịch NaCl không thay đổi trong quá trình điện phân. Để sản xuất được một thùng 20 lít dung dịch NaOH 45% thương phẩm có khối
lượng riêng 1,48 g mL -1 , cần ít nhất 194,8 lít ( làm tròn đến hàng phần mười) dung dịch NaCl bão hòa nồng độ 300 g L -1 bơm vào thùng điện phân. c) Màng ngăn xốp có tác dụng ngăn không cho khí Cl 2 chuyển sang cathode phản ứng với OH. d) Tại cathode xảy ra sự oxi hóa H 2 O thành khí H 2 và OH - , tại anode xảy ra sự khử ion Cl - thành khí Cl 2 . Câu 2. Một em học sinh A quan sát thấy nước giếng khoan của nhà mình khi mới bơm lên cho vào chậu thì trong nhưng để ngoài không khí một thời gian trong chậu xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ. Em học sinh A đưa ra giả thiết: “ Nước giếng khoan chứa hợp chất sắt dưới dạng hòa tan nên khi tiếp xúc với không khí hợp chất sắt dưới dạng hòa tan bị oxi hóa và tạo thành kết tủa”. Để kiểm chứng giả thiết trên học sinh A tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho nước giếng khoan mới bơm lên vào đầy hai cốc đã được đánh số (1) và (2). Bước 2: Bịt kín miệng cốc thứ (2) bằng màng bọc thực phẩm để không cho không khí tiếp xúc với nước trong cốc rồi cùng để cả hai cốc ngoài không khí một thời gian. Bước 3: Sau 24 giờ học sinh quan sát thấy cốc (1) xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ, còn cốc (2) nước vẫn trong suốt. a) Để loại bỏ bớt lượng ion sắt trong nước giếng khoan ở trên, người ta có thể dùng dàn phun mưa (phun nước ngầm thành các hạt nhỏ để tăng diện tích tiếp xúc với không khí). b) Kết quả thí nghiệm trên chứng minh giả thiết của em A là đúng. c) Nước giếng khoan có chứa ion Fe 2+ , khi tiếp xúc với không khí ion này bị oxi hóa thành ion Fe 3+ và tạo kết tủa màu nâu đỏ Fe(OH) 3 . d) Cốc nước thứ 2 nước vẫn trong vì kim loại sắt phản ứng với nước trong môi trường không có không khí tạo ra hợp chất không màu. Câu 3. Tinh dầu trong vỏ quả bưởi là hợp chất tự nhiên có chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau. Những thành phần này mang lại mùi thơm đặc trưng và các tác dụng dược lý của tinh dầu. Nhóm chất chính được tìm thấy trong tinh dầu vỏ bưởi là một số terpenes bao gồm: Limonene, Myrcene, Pinene. Một nhóm học sinh đưa ra giả thuyết “Có thể tách được tinh dầu trong vỏ bưởi bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước”. Để chứng minh giả thuyết đó nhóm học sinh nghiên cứu tìm hiểu và tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vỏ quả bưởi vào bình bình cầu, sau đó thêm nước đến ngập vỏ bưởi trong hình cầu. Buớc 2: Lắp đặt hệ thống tách bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước như hình bên. Buớc 3: Đun nóng bình chứa nguyên liệu (2) và đun sôi nhẹ (khoảng 1 giờ) bình cấp hơi nước (1) để hơi nước đi sang bình chứa nguyên liệu chưng cất. a) Hơi nước làm tinh dầu bay hơi chứng tỏ các chất trong tinh dầu đều có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ sôi của nước. b) Nguyên liệu trong bình (2) là phần ngoài của vỏ bưởi được cắt nhỏ để tăng diện tích tiếp xúc giữa nguyên liệu với hơi nước, làm tăng hiệu quả của quá trình chưng cất. c) Trong bình hứng là chất lỏng tách thành hai lớp, lớp phía trên (3) là nước, lớp phía dưới (4) là tinh dầu. d) Dùng phiễu chiết để tách lấy phần chất lỏng có mùi thơm đó là tinh dầu chứng tỏ giả thuyết học sinh đưa ra là đúng. Câu 4. Glucose là loại đường monosaccharide phổ biến nhất và được sử dụng để tráng gương trong công nghiệp. Trong dung dịch, glucose tồn tại chủ yếu ở hai dạng mạch vòng và chuyển hóa lẫn nhau thông qua dạng mạch hở như hình sau:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.