Nội dung text BÀI 2 ĐỘNG NĂNG - THẾ NĂNG - CƠ NĂNG - GV.docx
BÀI 2: ĐỘNG NĂNG – THẾ NĂNG – CƠ NĂNG I. ĐỘNG NĂNG - Một số vật có động năng: Người chạy bộ Xe chuyển động Máy bay chuyển động Băng chuyền vận chuyển kiện hàng - Động năng là dạng năng lượng của một vật có được do nó đang chuyển động. - Vật có khối lượng càng lớn chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn. - Động năng của một vật bằng một nửa tích của khối lượng và bình phương vận tốc của vật. Công thức tính động năng: - Trong đó: + dW là động năng của vật [J]. + v là vận tốc của vật trong quá trình chuyển động [m/s]. + m là khối lượng của vật [kg]. II. THẾ NĂNG - Một số vật có thế năng. Khinh khí cầu lơ lửng trên không Đồng hồ treo tường Máy bay đang bay trên không Quả cam trên cây - Thế năng trọng trường, hay gọi tắt là thế năng, là năng lượng vật có được khi ở trên cao so với mặt đất
+ Từ A đến O và từ B đến O (chuyển động từ cao xuống thấp) vật nặng có độ cao giảm dẩn và tốc độ tăng dân, nghĩa là thế năng của nó giảm dần và động năng tăng dẩn. Trong quá trình này, thế năng của vật đang chuyển hoá dấn thành động năng. 2. Chuyển động của quả bóng được thả từ độ cao h Chọn gốc thế năng tại mặt đất. + Tại vị trí z 1 = h thế năng lớn nhất, động năng nhỏ nhất. + Tại vị trí z 2 = 0 thế năng nhỏ nhất, động năng lớn nhất. + Từ vị trí z 2 lên vị trí z 1 (chuyển động từ thấp lên cao) quả bóng có tốc độ giảm dẩn và độ cao tăng dần. Động năng của vật đang chuyên hoá dần thành thế năng. + Từ vị trí z 1 xuống vị trí z 2 (chuyển động từ cao xuống thấp) vật nặng có độ cao giảm dẩn và tốc độ tăng dân, nghĩa là thế năng của nó giảm dần và động năng tăng dẩn. Trong quá trình này, thế năng của vật đang chuyển hoá dấn thành động năng. 3. Kết luận - Trong quá trình vật chuyển động, động năng và thế năng của vật có thê’ chuyển hoá qua lại lẫn nhau. - Nếu vật chuyển đôgnj không chịu tác dụng của lực cản thì cơ năng của vật được bảo toàn, có nghĩa là cơ năng không đổi tại mọi thời điểm.