PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text SKKN - Giải pháp tạo hứng thú và tính sáng tạo của HS - KHTN 8 - Mẫu đơn.pdf

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN PHẠM VI ẢNH HƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng sáng kiến ở cấp cơ sở. Tôi ghi tên dưới đây: Số TT Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Ghi chú 1 Trường PTDTBT THCS Giáo viên Là tác giả đề nghị xét công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng sáng kiến ở cấp cơ sở: “Một số giải pháp tạo hứng thú và tăng tính sáng tạo của học sinh trong môn Khoa học tự nhiên lớp 8 ở trường PTDTBT THCS”. * Lĩnh vực áp dụng sáng kiến áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy * Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ngày 16 tháng 09 năm 2023. * Mô tả bản chất của sáng kiến: + Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Theo báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”. Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ
2 trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Một trong những sự đổi mới giáo dục là đổi mới về phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học, trong quá trình tổ chức hoạt động lĩnh hội tri thức thì lấy học sinh làm trung tâm. Theo hướng này giáo viên đóng vai trò tổ chức và điều khiển học sinh chiếm lĩnh tri thức, tự lực hoạt động tìm tòi để dành kiến thức mới. Trong sự đổi mới này không phải chúng ta loại bỏ phương pháp truyền thống mà cần tìm ra những yếu tố tích cực, sáng tạo trong từng phương pháp. Để thừa kế và phát huy phương pháp đó cần sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp như thuyết trình, đàm thoại, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, nghiên cứu kết hợp tiến hành thí nghiệm... Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi luôn quan niệm và xác định một điều rằng: “một trong những mục tiêu quan trọng nhất của nghề dạy học là đào tạo ra những học sinh giỏi và một trong những niềm vui sướng, vinh dự, hạnh phúc nhất trong cuộc đời người thầy là đào tạo và bồi dưỡng được những học sinh giỏi”. Tôi nhận thấy hiện nay một số giáo viên bộ môn còn chậm đổi mới phương pháp dạy học, dạy theo lối mòn cũ, chưa vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh nên không tạo được sự hứng thú, đam mê cho học sinh trong học tập nói chung và môn học Khoa học tự nhiên nói riêng. Trong khi đó, môn Khoa học tự nhiên với một số bài học khá nặng nề lý thuyết khô khan, trừu tượng khiến cho học sinh cảm thấy chán, khó tiếp thu. Do vậy, đứng trước thực tế yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi học sinh phải chủ động trong tiếp thu kiến thức mới, nắm và hiểu được kiến thức đã học, nâng cao nhận thức vai trò tự học của bản thân đối với tất cả các môn học chứ không riêng môn Khoa học tự nhiên. Nhằm khắc phục tình trạng trên, tôi đã rút thêm một số kinh nghiệm về vận dụng một số phương pháp dạy học, giúp học sinh phát huy vai trò tự học, khơi dậy niềm hứng thú khi học tập môn Khoa học tự nhiên, đó là lý do tôi thực hiện đề tài “Một số giải pháp tạo
3 hứng thú và tăng tính sáng tạo của học sinh trong môn Khoa học tự nhiên lớp 8 ở trường PTDTBT THCS Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu”. Ưu điểm: Hiệu quả của việc giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học trước đây bước đầu đã tạo được sự hứng thú học tập cho người học. Trong các giờ lên lớp học sinh đã có sự tích cực hơn, phát biểu ý kiến xây dựng bài, học sinh bước đầu chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức, chất lượng học tập môn Ngữ văn đã có chiều hướng đi lên. Hạn chế: Chất lượng môn học tuy có được nâng lên nhưng không ổn định, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng dạy học. Điều đó đã khẳng định sự hứng thú học tập môn học Ngữ văn của học sinh chỉ là sự ngẫu hứng tùy thích, dẫn đến chất lượng môn học vẫn chưa được nâng cao tương xứng với tầm quan trọng của môn học. Nguyên nhận: Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên thì có nhiều, xong cơ bản vẫn xuất phát từ phía giáo viên. Bởi trong quá trình giảng dạy, giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc truyền thụ kiến thức cơ bản cho các em học sinh, giáo viên chỉ chăm lo cung cấp những kiến thức cần thiết cho việc làm bài kiểm tra, bài thi, mà không chú trọng hướng các em có một cái nhìn toàn diện về văn học; không đầu tư cho học sinh một bộ óc tổng hợp, một phương pháp học khoa học, tích cực, chủ động. Dẫn đến các em phải nắm một khối lượng thông tin quá lớn về nội dung văn bản, nghệ thuật, hình tượng nhân vật một cách máy móc, khô khan, nên học sinh không nhớ nổi kiến thức bài học dẫn đến chán học, không thích học môn Ngữ văn. Xuất phát từ cơ sở lý luận về vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng như kinh nghiệm đứng lớp giảng dạy bộ môn Ngữ văn nhiều năm của bản thân, tôi lựa chọn phương pháp: “ Một số phương pháp trải nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 6 ở trường PTDTBT THCS Pa Tần” để chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng môn học cũng như góp phần định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. + Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
4 Quá trình dạy và học được hiểu là sự tác động qua lại giữa GV và HS có chủ đích được thay đổi một cách có trình tự nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục cộng sản chủ nghĩa và phát triển nhân cách cho HS; là chuỗi liên tiếp các hành động của người dạy và người học đan xen và tương tác với nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Như vậy hoạt động dạy học có sự gia công sư phạm của GV để giúp HS nắm nhanh chóng và hiệu quả những tri thức cần đạt được. Tuy nhiên chất lượng của hoạt động dạy học phụ thuộc vào chính hoạt động học của học trò, mọi tác động của người dạy chỉ là tác động bên ngoài. Những nhân tố trong cấu trúc của hoạt động dạy học tồn tại trong mối quan hệ qua lại thống nhất với nhau. Hứng thú là một thuộc tính tâm lý của nhân cách, là một hiện tượng tâm lý phức tạp được thể hiện phổ biến trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân con người với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Khi con người có hứng thú về điều gì đó, thì cái đó bao giờ cũng được con người ý thức, ta hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta. Khi đó xuất hiện ở bản thân mình một tình cảm đặc biệt đối với nó, do đó hứng thú lôi cuốn hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng và cũng tạo ra tâm lý khát khao tiếp xúc đi sâu vào nó. Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng, thể hiện ở sự chú ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng trong sự thích thú được thỏa mãn với đối tượng. Hứng thú học tập là một phần của hứng thú nhận thức. Hứng thú nhận thức là một hiện tượng tâm lý diễn ra trong quá trình con người diễn ra hoạt động nhận thức. Hứng thú nhận thức là khuynh hướng lựa chọn của cá nhân nhằm vào việc nhận thức một đối tượng về mặt nội dung, quá trình hoạt động của nó. Hứng thú nhận thức làm cho cá nhân con người không chỉ dừng lại ở những đặc điểm bên ngoài của đối tượng mà còn muốn đi sâu vào cái bản chất bên trong của đối tượng. Hứng thú học tập quan hệ chặt chẽ với tính thích tìm tòi khám phá, ham học hỏi của cá nhân. Hứng thú là nguồn kích thích có tác

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.