PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 4. ĐỀ THI THỬ THPT HÀ TRUNG LẦN 1 - TH 2025.doc

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TT Năng lực Mạch nội dung Số câu Cấp độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng % Số câu Tỉ lệ Số câu Tỉ lệ Số câu Tỉ lệ I Năng lực Đọc Đọc hiểu VB thơ (Ngoài SGK) 5 2 10% 2 20% 1 10% 40% II Năng lực Viết Viết đoạn văn nghị luận văn học 1 5% 5% 10% 20% Viết bài văn nghị luận xã hội 1 7.5% 10% 22.5% 40% Tỉ lệ 22.5% 35% 42.5% 100% Tổng 7 100% Bản đặc tả yêu cầu các kĩ năng kiểm tra, đánh giá TT Kĩ năng Đơn vị kiến thức/Kĩ năng Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận Dụng 1 1. Đọc hiểu Văn bản thơ (Ngoài SGK) Nhận biết - Nhận biết thể thơ của văn bản - Nhận biết được hình ảnh trong thơ. Thông hiểu - Nêu được hiệu quả của biện pháp tu từ - Hiểu và lí giải được vai trò, tác dụng của hình ảnh, biểu tượng đặc biệt là các yếu tố tượng trưng, siêu thực (nếu có) trong bài thơ. − Vận dụng - Nêu suy nghĩ về một vấn đề rút ra từ văn bản 2 câu 2 câu 1 câu 2 Viết Viết đoạn văn nghị luận văn học Nhận biết: - Giới thiệu được vấn đề nghị luận. - Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 1* 1* 1* 1
Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ vấn đề nghị luận. - Thể hiện được sự đồng tình/không đồng tình đối với thông điệp được gợi ra từ vấn đề nghị luận. Vận dụng cao: - Đánh giá được đặc sắc của vấn đề nghị luận. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. Viết bài văn nghị luận xã hội Nhận biết: - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. - Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. Thông hiểu: - Giải thích được những khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, 1* 1* 1* 1
những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. Ghi chú: Phần viết có 02 câu bao hàm cả 4 cấp độ. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1
THANH HÓA TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Ngày thi 11 tháng 01 năm 2025 (Đề thi gồm có 01 trang) Họ và tên thí sinh: ………………………………............................… Số báo danh: ……..........................................................................….. I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản: NHỮNG GIỌT MƯA ĐẾN SỚM chưa lập xuân đã có mưa rồi mưa nhẹ nhõm vòm trời mặt đất những cánh đồng còn đang ngửa mặt lũ côn trùng tránh rét đã về đâu mặt đất cuộn mình trong giấc ngủ nâu đông rình rập sau vòm cây không lá những giọt mưa đầu tiên những giọt mưa sứ giả chuếnh choáng bay trước cửa những ngôi nhà những giọt mưa nông nổi ngây thơ như lũ trẻ u ơ rồng rắn nhau tinh nghịch có ai biết sau mưa tuổi dậy thì của đất sau mưa mặt trời nồng nhiệt sẽ hiện lên những giọt mưa đến sớm trước mùa xuân tin tưởng bay giữa không gian khô khát những hạt giống tinh tường cựa mình trong đất cát (Theo Chùm thơ tiên cảm, Nguyễn Linh Khiếu, NXB Hội nhà văn, 1991, tr.14 -15) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của văn bản. Câu 2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả giọt mưa trong văn bản. Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ: những giọt mưa nông nổi ngây thơ như lũ trẻ u ơ rồng rắn nhau tinh nghịch Câu 4. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hình ảnh: những giọt mưa đến sớm trong văn bản. Câu 5. Từ nội dung của văn bản, anh/ chị hãy bày tỏ suy nghĩ về những điều bất ngờ xảy ra trong cuộc sống (trình bày trong khoảng 5-7 dòng). II. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong văn bản ở phần Đọc hiểu. Câu 2. (4,0 điểm) Trên con đường kiếm tìm ý nghĩa của bản thân, có người chọn cách bước vào đám đông; người khác lại chọn bước ra khỏi đám đông. Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề trên.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.