Nội dung text ĐỀ THAM KHẢO SỐ 25- ÔN THI VÀO 10 CHUYÊN HÓA.pdf
ĐỀ 25 Cho biết: - Nguyên tử khối một số nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg=24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137; Pb=207. - Thể tích các chất khí đo ở điều kiện chuẩn (đkc). Ở đkc, một mol khí có thể tích là 24,79L. * Bảng số sóng hấp thụ đặc trưng trên phổ hồng ngoại của một số nhóm chức: Cho số sóng hấp thụ đặc trưng trên phổ hồng ngoại của một số nhóm chức cơ bản Loại hợp chất Liên kết hấp thụ Số sóng hấp thụ (cm-1) ROH (alcohol, phenol) O–H 3500 – 3200 RNH2 ; R1NHR2 (amine) N–H 3300 – 3000 RCOOH (carboxylic acid) O–H C=O 3000 – 2500 1760 – 1690 R1COOR1 (ester) C=O 1750 – 1715 RCHO (aldehyde) R1COR2 (ketone) C–H C=O C=O 2830 – 2695 1740 - 1685 1715 – 1666 Câu 1. (2 điểm) 1.1. Nguyên tố X và Y rất cần thiết cho sự sống trên trái đất. Trong mỗi nguyên tử X, Y đều có tổng số electron trên các phân lớp s bằng 4. Hai nguyên tử X và Y có tổng số electron ở lớp ngoài cùng bằng 11 và tổng số electron độc thân ở trạng thái cơ bản bằng 5. a) Xác định nguyên tố X và Y (biết ZX < ZY). b) Viết công thức Lewis của X2Y. 1.2. Cho 3 hydrocarbon X, Y, Z đều có 2 nguyên tử carbon trong phân tử. Số nguyên tử hydrogen trong các phân tử tăng dần theo thứ tự X, Y, Z. a) Viết công thức cấu tạo của X, Y, Z. b) Viết phương trình nhiệt hóa học đốt cháy hoàn toàn X, Y, Z với hệ số nguyên tối giản. c) Tính biến thiên enthalpy chuẩn của mỗi phản ứng dựa vào enthalpy tạo thành chuẩn trong bảng sau: Chất X(g) Y(g) Z(g) CO2(g) H2O(g) o fH298 (kJ/mol) +227,0 +52,47 –84,67 –393,5 –241,82 d) Từ kết quả tính toán trên em hãy giải thích vì sao X, Y, Z thường được dùng làm nhiên liệu trong thực tiễn? Câu 2. (2 điểm) 2.1. Trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, việc theo dõi và cải thiện các thông số môi trường là cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo cho tôm phát triển. Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản mang lại thu nhập cao nên hiện nay mật độ nuôi ngày càng tăng, dẫn đến chất lượng nước ngày càng suy giảm. Một trong những chỉ tiêu môi trường quan trọng là pH, khi pH không phù hợp sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ của tôm như làm tôm chậm lột vỏ, suy giảm miễn dịch, mất cân bằng áp suất thẩm thấu, ... Tôm sinh sống và phát triển tốt nhất khi giá trị pH của nước dao động từ 7,5 đến 8,5. Một người nông dân ở Quảng Ngãi cần cải thiện pH của một hồ nuôi tôm thẻ chân trắng chứa 80 m3 nước bị nhiễm acid do tác động của môi trường. a) Sử dụng các dụng cụ và hoá chất như sau: + Dụng cụ: Bộ giá đỡ, burette 25 mL, pipette 10 mL, cốc thủy tinh, bình tam giác 50 mL, ống hút nhỏ giọt. + Hóa chất: Dung dịch NaOH 0,001 M, dung dịch phenolphthalein. + Mẫu nước hồ nuôi tôm trên. H=1 ;C=12 ; N=14 ; O=16 ; F=19 ; Na=23 ; Mg=24 ; Al=27 ; P=31 ; S= 32 ; Cl= 35,5 ; He = 4 ; K=39 ; Ca=40 ; Ba=138 .
b) Monosodium glutamate (mì chính hay bột ngọt) là một loại gia vị phổ biến. Số gam monosodium glutamate tối đa hoà tan trong 100 gam nước ở 60 oC là 112 gam và ở 25 oC là 74 gam. Tính khối lượng monosodium glutamate kết tinh (theo gam) khi làm nguội 424 gam dung dịch monosodium glutamate từ 60 oC xuống 25 oC. 4.2. Hợp chất hữu cơ X được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và là một phụ gia mới trong thức ăn thủy sản; giúp cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Chất X có công thức phân tử là C4H8O2. a) Xác định công thức cấu tạo của X (có giải thích), biết X có mạch carbon không phân nhánh và phổ hồng ngoại của X như sau: b) Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho chất X lần lượt tác dụng với Na, dung dịch NaCl, dung dịch C6H5ONa (sodium phenolate). Câu 5. (2 điểm) 5.1. Formic acid có trong nọc một loài kiến lửa. Trung bình mỗi lần kiến cắn sẽ “tiêm” vào da 5,0.10-3 cm3 dung dịch chứa 50% thể tích formic acid. a) Hãy xác định thể tích formic acid tinh khiết trung bình có trong một con kiến. Biết mỗi lần cắn làm tiêu hao 80% formic acid có trong cơ thể kiến. b) Để làm giảm lượng formic acid trong vết cắn, bác sĩ thường dùng thuốc có chứa thành phần là sodium hydrogencarbonate (NaHCO3). Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng và tính khối lượng sodium hydrogencarbonate cần dùng để trung hoà hoàn toàn lượng formic acid từ vết cắn của một con kiến (biết khối lượng riêng của formic acid là 1,22 g/cm3 ). 5.2. Phenol là chất rắn, không màu, tan ít trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng, có mùi đặc trưng. Phenol rất độc, khi tiếp xúc với da phenol gây bỏng. Phenol được sử dụng để sản xuất nhiều loại hoá chất như bisphenol A, nhựa phenolformaldehyde, picric acid và các chất khác. Viết các phương trình hóa học xảy ra và nêu hiện tượng quan sát được trong các trường hợp sau: (1) Cho một mẫu nhỏ Na vào dung dịch phenol bão hòa. (2) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch phenol bão hòa. (3) Cho vài giọt nước bromine vào dung dịch phenol. (4) Nhỏ từ từ dung dịch HNO3 đặc vào ống nghiệm có chứa hỗn hợp đồng nhất của H2SO4 đặc và phenol, sau đó đun cách thủy, làm lạnh hỗn hợp thu được. Câu 6. (2 điểm)
6.1. Một loại chất béo có chứa tristearin, tripalmitin, stearic acid, palmitic acid. Thành phần phần trăm về khối lượng và hiệu suất phản ứng của các chất khi xà phòng hóa chất béo này bằng dung dịch NaOH như sau: Thành phần Tristearin Tripalmitin Stearic acid Palmitic acid Tạp chất Phần trăm khối lượng 53,4% 32,24% 1,136% 1,536% 11,688% Hiệu suất phản ứng với NaOH 90% 88% 100% 100% (Cho biết tạp chất không tạo ra muối của acid béo) Một nhà máy cần sản xuất 15000 bánh xà phòng loại 100 gam (chứa 72% khối lượng muối sodium của các acid béo) bằng cách xà phòng hóa x kg chất béo nói trên với dung dịch NaOH. Biết trong quá trình đóng gói, lượng xà phòng bị hao hụt 4% . Tính giá trị của x. 6.2. Benzyl acetate có mùi thơm dễ chịu và là thành phần chính trong các loại tinh dầu từ hoa nhài, nó được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp nước hoa và mỹ phẩm. Một trong những phương pháp tổng hợp benzyl acetate đạt hiệu suất cao đã được các nhà khoa học nghiên cứu là sử dụng xúc tác nhựa trao đổi cation acid mạnh với tỷ lệ mol giữa acetic acid và benzyl alcohol là 1:1,125, trong thời gian 10 giờ ở 373 K. Thực hiện thí nghiệm này, một học sinh đã điều chế được 22,5 gam benzyl acetate, hiệu suất của phản ứng đạt 80%. Tính thể tích acetic acid và benzyl alcohol học sinh đã sử dụng ban đầu? Biết khối lượng riêng của acetic acid là 1,049 g/cm3 và benzyl alcohol là 1,044 g/cm3 . Câu 7. (2 điểm) 7.1. Starch nitrate là một loại bột vô định hình màu vàng nhạt, được tạo thành khi nitrate hoá tinh bột tương tự như nitrate hoá cellulose. Starch nitrate từng được sử dụng trong sản xuất lựu đạn và chất nổ trong khai thác quặng. Cũng giống như cellulose, tuỳ thuộc vào số nhóm -OH trong mắt xích của phân tử tinh bột đã tham gia phản ứng nitrate hoá, phản ứng có thể tạo 3 sản phẩm khác nhau. a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng. b) Một mẫu starch nitrate có phần trăm khối lượng nitrogen là 11,11%. Xác định công thức của mẫu starch nitrate này. 7.2. Poly(ethylene terephtalate) là một loại polyester có thể viết tắt là PET hay PETE, được ứng dụng rộng rãi làm hộp đựng, chai nhựa, sợ polyester, ... PET được điều chế từ terephtalic acid và ethylene glycol bằng phản ứng ester hoá. a) Viết phương trình phản ứng hoá học của phản ứng điều chế PET từ các monomer tương ứng. Phản ứng thuộc loại trùng hợp hay trùng ngưng? b) Em hãy cho biết PET thuộc loại nhựa nhiệt rắn hay nhiệt dẻo và có thể tái chế được hay không? c) Để giảm thiểu tác động tới môi trường, ethylene glycol trước đây được sản xuất từ ethylene có nguồn gốc dầu mỏ được thay thế bằng ethylene sản xuất từ ethanol sinh học (có nguồn gốc từ đường mía). Nhựa PET thu được theo phương pháp này được gọi là nhựa PET sinh học (Bio – PET). Viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình điều chế ethylene glycol từ đường mía. Câu 8. (2 điểm) 8.1. Glutamic acid có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng cấu trúc tế bào của con người. Ngoài ra, muối monosodium glutamate còn được dùng chế biến gia vị thức ăn (bột ngọt hay mì chính). Glutamic