Nội dung text CHUONG 3 HOA 10- DE 1.docx
1 TRƯỜNG THPT……………… ĐỀ SỐ 1 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC Môn : HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh………………………………………. Số báo danh: ……………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 1 electron khi hình thành liên kết hóa học? A. Boron B. Potassium C. Helium D. Fluorine Câu 2: Khí hiếm nào sau đây lớp ngoài cùng không chứa 8 elctron? A. Helium (He) B. Neon (Ne) C. Argon ( Ar) D. Krypton (Kr). Câu 3. Cho dãy các ion: Na + , Al 3+ , SO 4 2- , NH 4 + , NO 3 - , Cl - , Ca 2+ . Số cation trong dãy trên là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 4. Quá trình tạo thành ion Al 3+ nào sau đây là đúng? A. Al → Al 3+ + 2e. B. Al → Al 3+ + 3e. C. Al + 3e → Al 3+ . D. Al + 2e → Al 3+ . Câu 5. Quá trình tạo thành ion Ca 2+ nào sau đây là đúng? A. Ca → Ca 2+ + 2e. B. Ca → Ca 2+ + 1e. C. Ca + 2e → Ca 2+ . D. Ca + 1e → Ca 2+ . Câu 6(SBT - CD): Liên kết cộng hóa trị thường được hình thành giữa A. Các nguyên tử nguyên tố kim loại với nhau. B. Các nguyên tử nguyên tố phi kim với nhau. C. Các nguyên tử nguyên tố kim loại với các nguyên tử nguyên tố phi kim. D. Các nguyên tử khí hiếm với nhau. Câu 7. Liên kết tạo thành do sự góp chung electron thuộc loại liên kết A. ion. B. cộng hóa trị. C. kim loại. D. hydrogen. Câu 8. Liên kết cộng hóa trị phân cực thường là liên kết giữa A. hai phi kim khác nhau. B. kim loại điển hình với phi kim yếu. C. hai phi kim giống nhau. D. hai kim loại với nhau Câu 9. Liên kết cộng hóa trị không phân cực thường là liên kết giữa A. hai kim loại giống nhau. B. hai phi kim giống nhau. C. một kim loại mạnh và một phi kim mạnh. D. một kim loại yếu và một phi kim yếu. Câu 10 (SBT – CTST): Trong sự hình thành phân tử lithium fluoride (LiF), ion lithium và ion fluoride đã lần lượt đạt được cấu hình electron bền của khí hiếm nào ? A. Helium và neon B. Helium và argon C. Neon và argon D. Cùng là neon Câu 11(SBT – CTST): Ion nào sau đây có cấu hình electron của khí hiếm helium ? A. Mg 2+ B. O 2- C. Na + D. Li + Câu 12(SBT – CD): Cho các phân tử sau: H 2 O, NH 3 , HF, H 2 S, CO 2 , HCl. Số phân tử có thể tạo liên kết hydrogen với phân tử cùng loại là A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 13(SBT – CD): Thứ tự nào sau đây thể hiện độ mạnh giảm dần của các loại liên kết ? Mã đề thi 217
2 A. Liên kết ion > liên kết cộng hóa trị > liên kết hydrogen > tương tác van der Waals. B. Liên kết ion > liên kết cộng hóa trị > tương tác van der Waals > liên kết hydrogen. C. Liên kết cộng hóa trị > Liên kết ion > liên kết hydrogen > tương tác van der Waals D. Tương tác van der Waals > liên kết hydrogen > liên kết cộng hóa trị > liên kết ion. Câu 14(SBT – CD): Bán kính của nguyên tử Al như thế nào so với bán kính của cation Al 3+ trong tinh thể AlCl 3 A. Bằng nhau. B. Bán kính của Al lớn hơn Al 3+ . C. Bán kính của Al nhỏ hơn Al 3+ . D. Không dự đoán được. Câu 15 (SBT –CTST): Liên kết nào trong các liên kết sau phân cực mạnh nhất ? A. C – H B. C – F C. C – Cl D. C – Br Câu 16 (SBT –CTST): Hợp chất nào sau đây chứa cả liên kết cộng hóa trị và liên kết ion ? A. CH 2 O B. CH 4 C. Na 2 O D. KOH Câu 17(SBT –CTST): Các liên kết trong phân tử nitrogen được tạo thành do sự xen phủ của A. Các orbital s với nhau. B. 2 orbital s và 1 orbital p với nhau. C. 1 orbital s và 2 orbital p với nhau. D. 3 orbital p giống nhau về hình dạng và kích thước, chỉ khác nhau về sự định hướng trong trong không gian. Câu 18: Số orbital của hai nguyên tử N tham gia xen phủ tạo liên kết trong phân tử N 2 là A.3 B. 4 C. 5 D. 6 PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Để đạt được quy tắc octet: a. Nguyên tử Calcium có xu hướng nhường đi 2 electron khi hình thành liên kết hoá học. b. Nguyên tử của nguyên tố có Z = 9 có xu hướng nhường đi 1 electron khi hình thành liên kết hoá học. c. Khi tham gia hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử Calcium (Z = 20) và florine (Z = 9) có khuynh hướng đạt cấu hình electron bền của lần lượt các khí hiếm Argon và neon. d. Nguyên tử florine có xu hướng nhận 1 electron khi hình thành liên kết hoá học. Câu 2. Tinh thể ion là tinh thể được tạo nên bởi các cation và anion. a. Tinh thể muối ăn ở dạng rắn, cứng nhưng khi tác dụng một lực mạnh thì vỡ vụn. b. Các ion được sắp xếp không theo một trật tự nhất định trong không gian. c. Hợp chất ion dễ bay hơi ở điều kiện thường. d. Ở trạng thái rắn hợp chất ion không dẫn điện, ở trạng thái nóng chảy hợp chất ion dẫn điện. Câu 3. "Nước" là tên trạng thái lỏng của H 2 O ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và áp suất. Nước bao phủ 71% bề mặt Trái đất, chủ yếu ở các biển và đại dương. Nước đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế
3 thế giới. Khoảng 70% lượng nước ngọt mà con người sử dụng được dùng cho nông nghiệp. Đánh bắt cá ở các vùng nước mặn và nước ngọt là nguồn cung cấp thực phẩm chính cho nhiều nơi trên thế giới. Cho giá trị độ âm điện của H là 2,20 và O là 3,44. a. Liên kết H – O là liên kết cộng hoá trị phân cực. b. Cặp electron dùng chung trong liên kết H – O phân bố đều giữa hai nguyên tử. c. Nguyên tử O còn hai cặp electron hoá trị riêng. d. H 2 O là dung môi phân cực có thể hòa tan các chất phân cực. Câu 4. Nhiệt độ sôi của các hợp chất với hydrogen của các nguyên tố nhóm VA, VIA và VIIA được biểu diễn qua đồ thị sau: a. Nhiệt độ sôi của HF, NH 3 cao bất thường do tạo được liên kết hydrogen liên phân tử. b. Nhiệt độ sôi của các hợp chất còn lại trong dãy tăng dần do tăng phân tử khối. c. H 2 O có nhiệt độ sôi cao nhất vì tạo được liên kết hydrogen liên phân tử. d. Nhiệt độ sôi của HCl thấp nhất do tạo được liên kết hydrogen liên phân tử. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Trong các nguyên tử sau đây: Chlorine, Sulfur, Oxygen, Hydrogen. Có bao nhiêu nguyên tử có khuynh hướng đạt cấu hình electron bền của khí hiếm neon khi tham gia hình thành liên kết hóa học? Câu 2. Cho các ion: Li + , Ca 2+ , Al 3 , F – , O 2– , 3 4PO . Có thể viết được tất cả bao nhiêu hợp chất ion tạo thành từ các ion đã cho (tạo nên từ một loại cation và một loại anion). Cho biết tổng điện tích của các ion trong hợp chất bằng 0. Câu 3. Cho 2 nguyên tố hydrogen (H) và carbon (C) có số hiệu nguyên tử lần lượt là 1 và 6. Khi hình thành phân tử C 2 H 4 , số electron mỗi nguyên tử carbon tham gia góp chung là bao nhiêu? Câu 4. Cho các phân tử H 2 O, NH 3 , HF, H 2 S, CO 2 , HCl. Có bao nhiêu phân tử có thể tạo liên kết hydrogen với phân tử cùng loại? Câu 5. Trong đời sống muối ăn (NaCl) và các gia vị, phụ gia C 5 H 8 NO 4 Na: (bột ngọt) C 7 H 5 O 2 Na (Chất bảo quản thực phẩm) đều có chứa ion sodium. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo lượng ion sodium mỗi ngày được nạp vào cơ thể mỗi người cần thấp hơn 2300mg để bảo vệ tim mạch và thận. Nếu trung bình mỗi ngày một người dùng tổng cộng 5 gam muối ăn; 0,5 gam bột ngọt; 0,05 gam chất bảo quản thì lượng sodium tiêu thụ thấp hơn mức cho phép là bao nhiêu mg ? Câu 6. Cho biết năng lượng trung bình của liên kết O–H ở điều kiện chuẩn là 459 kJ/mol. Tổng năng lượng liên kết trong phân tử H 2 O ở điều kiện chuẩn là bao nhiêu kJ/mol? ------------------HẾT------------- ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI TRƯỜNG THPT……………… ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC