Nội dung text 30. THPT Hương Khê - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh (Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 môn Lịch Sử).docx
SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN: LỊCH SỬ 12 NĂM 2024 – 2025 Thời gian làm bài: 50 phút PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Nhận xét nào đúng về sự hình thành trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh? A. Được hình thành sau những xung đột quân sự giữa hai khối đối lập. B. Chịu tác động của nhiều nhân tố nên diễn ra phức tạp, chậm chạp. C. Hình thành thông qua các hội nghị với các hiệp định được ký kết. D. Nhiều quốc gia có sự cân bằng về quyền lực tham gia xác lập trật tự. Câu 2: Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam khi đang hoạt động ở quốc gia nào sau đây? A. Anh. B. Liên Xô. C. Trung Quốc. D. Pháp. Câu 3: Quốc gia nào sau đây gia nhập tổ chức ASEAN trong thời kì Chiến tranh lạnh? A. Bru-nây. B. Việt Nam C. Campuchia. D. Mi-an-ma. Câu 4: Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công (1945), nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối phó với khó khăn nào sau đây? A. Chưa có lực lượng vũ trang cách mạng. B. Mỹ lập tức tăng cường viện trợ cho Pháp. C. Nhiều quân đội nước ngoài chiếm đóng. D. Mỹ đưa quân viễn chinh vào miền Nam. Câu 5: Một trong những nội dung các công hàm của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi tới Đại hội đồng Liên hợp quốc ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, là A. đề nghị công nhận nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. B. yêu cầu phía Trung Hoa Dân quốc rút khỏi Việt Nam. C. yêu cầu thực dân Pháp và thực dân Anh trao trả độc lập. D. khẳng định tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương. Câu 6: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi đã trực tiếp đưa tới sự ra đời của A. hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. B. Chính quyền Xô viết Nga do Lê-nin đứng đầu. C. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
D. Đảng Bôn-sê-vích Nga và Đảng Dân tộc. Câu 7: Trong quá trình phát triển của tổ chức ASEAN, giai đoạn 1999 - 2015, là giai đoạn A. xây dựng lòng tin và cách hòa giải. B. chỉ chú trọng việc hợp tác nội khối. C. hoàn thiện về mặt cơ cấu tổ chức. D. bước đầu mở rộng quan hệ hợp tác. Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vị trí địa chiến lược của Việt Nam đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước? A. Nằm trên tuyến đường giao thông và giao thương quốc tế quan trọng từ nhiều phía. B. Giáp với Trung Quốc, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo. C. Là địa bàn “tiền tiêu” của Đông Nam Á từ phía bắc và “cửa ngõ” qua các đại dương. D. Là nơi các cường quốc có quyền lợi vì nằm trên huyết mạch giao thông quốc tế.. Câu 9: Nhận xét nào không đúng về sự trưởng thành của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968? A. Có sự kết hợp tiến công và nổi dậy đồng loạt, trọng tâm là đô thị. B. Có sự kết hợp giữa khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng. C. Phát triển từ cuộc khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh giải phóng. D. Đã biến hậu phương, hậu cứ của địch thành chiến trường của ta. Câu 10: Trong việc thực thi chủ quyền biển đảo, Việt Nam đã thành lập huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây? A. Đà Nẵng. B. Khánh Hoà. C. Quảng Ninh. D. Hải Phòng. Câu 11: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thắng lợi đã A. góp phần tiêu diệt bộ phận phản động nhất của chủ nghĩa đế quốc. B. đánh dấu sự thành công của một cuộc cách mạng vô sản điển hình. C. đánh dấu hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giai cấp. D. lập nên nhà nước dân chủ tư sản đầu tiên ở khu vực châu Á. Câu 12: Ngay sau Cách mạng tháng 8 - 1945, hoạt động đối ngoại của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tăng cường nhằm mục đích nào sau đây? A. Tranh thủ sự ủng hộ của các Đồng minh. B. Tránh đồi đầu cùng một lúc với nhiều kẻ thù. C. Tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên hợp quốc. D. Buộc Pháp phải trao trả độc lập cho Việt Nam. Câu 13: Đường lối đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ năm 1986) không có nội
C. thực hiện đối ngoại hướng vào các nước lớn. D. thực hiện đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở. Câu 20: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị? A. Tập trung làm tốt đổi mới kinh tế, đồng thời từng bước đổi mới hệ thống chính trị. B. Đổi mới kinh tế phải đi trước mở đường cho đổi mới chính trị và các lĩnh vực khác. C. Đổi mới chính trị là căn bản, quyết định đổi mới kinh tế và tất cả các lĩnh vực xã hội. D. Kết hợp đối mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đối mới kinh tế làm trọng tâm. Câu 21: Trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên (1258 - 1288), nhân dân Đại Việt đã thực hiện kế sách A. tiên phát chế nhân. B. vây thành diệt viện. C. vườn không nhà trống. D. đánh nhanh thắng nhanh. Câu 22: Trật tự hai cực lanta (1945 - 1991), có tác động nào sau đây đối với Việt Nam? A. Trở thành tâm điểm của sự đối đầu Đông - Tây từ khi trật tự hình thành. B. Chiến tranh Việt Nam là nơi thử sức mạnh của quân đội các nước lớn. C. Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thử thách. D. Quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không đạt kết quả. Câu 23: Những thành tựu đổi mới về chính trị ở Việt Nam sau năm 1986 có ý nghĩa nào sau đây? A. Đẩy nhanh quá trình Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hợp quốc. B. Là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. C. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. D. Đảm bảo quyền lực trong xã hội thuộc về Đảng và Nhà nước. Câu 24: Đối với cách mạng Việt Nam, việc phát xít đầu hàng Đồng minh không điều kiện (8/1945) A. tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa. B. tạo điều kiện để giành chính quyền từ tay thực dân Pháp. C. tạo cơ hội cho quân Đồng minh hỗ trợ nhân dân khởi nghĩa. D. tạo điều kiện chủ quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa. PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 25: Đọc đoạn tư liệu sau đây và xác định các phương án đúng - sai “Sau Chiến tranh lạnh, tât cá các quốc gia đều đang ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và tập