Nội dung text TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI - ĐỀ.pdf
TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÓ NHIỀU LỰA CHỌN Câu 1. Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong một hệ sinh thái là A. sinh vật phân huỷ. B. động vật ăn thực vật. C. sinh vật sản xuất. D. động vật ăn thịt. Câu 2. Theo vĩ độ rừng mưa nhiệt đới (rừng ẩm thường xanh nhiệt đới) là khu sinh học phân bố ở vùng nào sau đây? A. Nhiệt đới. B. Ôn đới. C. Cận Bắc Cực. D. Bắc Cực. Câu 3. Nguồn năng lượng khởi đầu cho toàn bộ sinh giới là A. năng lượng sinh học. B. năng lượng từ than đá, dầu mở. C. năng lượng thuỷ triều. D. năng lượng mặt trời. Câu 4. Trong hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng được sinh vật hấp thụ cuối cùng đều A. chuyển cho các sinh vật phân giải. B. sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật. C. chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo. D. giải phóng vào không gian dưới dạng nhiệt năng. Câu 5. Trong các loại tháp sinh thái, loại tháp được coi là hoàn thiện nhất đối quy luật hình tháp sinh thái là A. tháp số lượng và tháp năng lượng. B. tháp khối lượng và tháp năng lượng. C. tháp năng lượng. D. tháp khối lượng. Câu 6. Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng thất thoát đó bị tiêu hao A. qua các chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu). B. do hoạt động của nhóm sinh vật phân giải. C. qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,...). D. do các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật). Câu 7. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn? A. Lúa → chuột → rắn → diều hâu. B. Lúa → rắn → chuột → diều hâu. C. Lúa → chuột → diều hâu → rắn. D. Lúa → diều hâu → chuột → rắn. Câu 8. Một chuỗi thức ăn có 5 mắt xích dinh dưỡng, ở môi trường có nhiều DDT thì sinh vật thuộc mắt xích nào sau đây sẽ bị nhiễm độc với nồng độ cao nhất. A. Sinh vật tự dưỡng. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. Sinh vật tiêu thụ bậc 4. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 3. Câu 9. Một quần xã có các sinh vật sau: (1) Tảo lục đơn bào (2) Cá rô (3) Bèo hoa dâu (4) Tôm (5) Bèo Nhật Bản (6) Cá mè trắng (7) Rau muống (8) Cá trắm cỏ
Trong các sinh vật trên, có bao nhiêu sinh vật có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2? A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 10. Cho các thông tin ở bảng dưới đây: Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 so với bậc dinh dưỡng cấp 1 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 so với bậc dinh dưỡng cấp 3 lần lượt là A. 0,5% và 4%. B. 2% và 2,5%. C. 0,5% và 0,4%. D. 0,5% và 5%. Câu 11. Trong nhóm sinh vật sau nhóm nào có sinh khối lớn nhất? A. Động vật ăn thực vật. B. sinh vật tiêu thụ cấp II. C. sinh vật phân hủy. D. sinh vật sản xuất. Câu 12. Trong một hệ sinh thái: A. Năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn là rất lớn B. Năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó. C. Sự chuyển hóa vật chất diễn ra không theo chu kỳ D. Sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình. Câu 13. Cơ sở để xây dựng tháp sinh khối là A. Tổng sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng tính trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích. B. Tổng sinh khối bị tiêu hao đo hoạt động hô hấp và bài tiết. C. Tổng sinh khối mà mỗi bậc dinh dưỡng đồng hoá được. D. Tổng sinh khối của hệ sinh thái trên một đơn vị diện tích. Câu 14. Một quần xã có các sinh vật sau: (1) Tảo lục đơn bào (2) Cá rô (3) Bèo hoa dâu (4) Tôm (5) Bèo Nhật Bản (6) Cá mè trắng (7) Rau muống (8) Cá trắm cỏ Trong các sinh vật trên, có bao nhiêu sinh vật không thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1?
A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. C. Sinh vật sản xuất. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 3. Câu 23. Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào là sinh vật tiêu thụ bậc 1? A. Cây ngô. B. Sâu ăn lá ngô. C. Nhái. D. Rắn hổ mang. Câu 24. Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô ® Sâu ăn lá ngô ® Nhái ® Rắn hổ mang ® Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, Nhái thuộc bậc dinh dưỡng: A. cấp 2. B. cấp 4. C. cấp 1. D. cấp 3. Câu 25. Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là A. chim sâu, mèo rừng, báo. B. chim sâu, thỏ, mèo rừng. C. cào cào, thỏ, nai. D. cào cào, chim sâu, báo. II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI Câu 26: Trong hệ sinh thái, vật chất được tuần hoàn theo một chu trình kín, từ môi trường vào quần xã sau đó quay trở lại môi trường. Sự tuần hoàn này có được là nhờ hoạt động của các nhóm sinh vật trong quần xã. Mỗi nhận xét dưới đây là Đúng hay Sai về vai trò của mỗi nhóm sinh vật trong quần xã về hiện tượng trên? a. Vật chất ở dạng vô cơ trong môi trường đi vào quần xã nhờ hoạt động của sinh vật sản xuất. b. Sinh vật tiêu thụ giúp cho sự luân chuyển vật chất qua các bậc dinh dưỡng trong quần xã. c. Sinh vật phân hủy phân giải các chất hữu cơ, tạo thành các chất vô cơ trả lại cho môi trường, khép kín chu trình. d. Sinh vật tiêu thụ ở bậc dinh dưỡng cao nhất có vai trò tái tạo lại toàn bộ vật chất cho môi trường. Câu 27: Khi nói về quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái, mỗi nhận định dưới đây Đúng hay Sai? a. Sự chuyển hoá vật chất diễn ra trước, sự chuyển hoá năng lượng diễn ra sau. b. Trong quá trình chuyển hoá, vật chất bị thất thoát còn năng lượng được quay vòng và tái tạo trở lại. c. Qua mỗi bậc dinh dưỡng, cả năng lượng và vật chất đều bị thất thoát khoảng 90%. d. Vật chất và năng lượng được chuyển hoá theo chuỗi thức ăn có trong hệ sinh thái. Câu 28: Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du, trong đó sinh khối của quần thể giáp xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức ăn. Mỗi giải thích về nguyên nhân của hiện tượng trên là Đúng hay Sai? a. Giáp xác sử dụng thức ăn tiết kiệm nên tiêu thụ rất ít thực vật phù du. b. Giáp xác là động vật tiêu thụ nên luôn có sinh khối lớn hơn con mồi.