Nội dung text NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO BẢ DIỆT GIÁN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN Ở VN.pdf
1 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Gián nhà được xem là một trong những loài côn trùng gây hại đến đời sống và sức khỏe của con người. Một trong số các loài gián nhà phổ biến trên thế giới và ở nước ta là gián Mỹ (Periplaneta americana L.). Gián Mỹ có khả năng thích nghi dễ dàng với điều kiện biến đổi của khí hậu và sinh sống gắn với môi trường sống của con người. Gián Mỹ sống thành đàn và thường hoạt động vào ban đêm, chúng ăn và gặm nhấm thức ăn, đồ đạc, di chuyển trong nhà gây mất vệ sinh thực phẩm, cắn rách quần áo, giấy tờ... và có thể lây truyền các bệnh đường ruột cho con người [10]. Có nhiều biện pháp để phòng ngừa và xử lý gián Mỹ như các biện pháp truyền thống (dùng băng phiến, vệ sinh môi trường sạch sẽ), biện pháp cơ học (bắt giết) và biện pháp hóa học (dùng các loại bả, thuốc phun xịt...). Trong đó biện pháp diệt gián bằng các loại bả đã được nghiên cứu thành công và ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Biện pháp này khắc phục được các nhược điểm (mùi hóa chất khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người...) mà các phương pháp hóa học khác gây ra và đem lại hiệu quả diệt gián cao. Trong số các loại bả như bả dạng bột, hạt, viên..., bả gel đã được chứng minh rất thuận tiện trong việc sử dụng và có hiệu quả cao trong việc hạn chế gián Mỹ. Đặc biệt, bả gel được sử dụng có chọn lựa tại những vùng nhạy cảm như các khu vực chuẩn bị thức ăn (nhà bếp), bệnh viện, khách sạn...[8]. Hiện nay ở Việt Nam, các biện pháp phòng trừ gián chủ yếu vẫn sử dụng hóa chất độc để phun, xịt. Việc sử dụng bả mới ở giai đoạn bắt đầu, còn nhiều hạn chế do phải nhập các sản phẩm của nước ngoài có giá thành cao và thường không sẵn có. Từ những lý do trên, chúng em tiến hành thực hiện đề tài “ NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO BẢ DIỆT GIÁN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN Ở VIỆT NAM” với mục đích tạo ra được một loại bả diệt gián hiệu quả cao, sử dụng thuận tiện và giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. 1.2. Tình hình nghiên cứu phòng trừ gián Mỹ trên thế giới Gián Mỹ là một trong những đối tượng gây hại hàng hóa, đặc biệt đối với lương thực, thực phẩm và thông qua con đường buôn bán các sản phẩm, hàng hóa bị nhiễm loài gián này, chúng đã trở thành loài phân bố toàn cầu do đó từ lâu ở nhiều nước trên thế giới các nhà khoa học và quản lý đã nghiên cứu, tìm ra
2 những biện pháp khác nhau để phòng trừ gián Mỹ [8]. Có thể tập hợp lại trong một số biện pháp sau. Biện pháp vệ sinh môi trường Biện pháp cơ học (bắt giết) Biện pháp hóa học 1.2.1. Biện pháp vệ sinh môi trường Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để phòng ngừa các loài gián. Chúng có thể di chuyển từ tòa nhà này sang tòa nhà khác để tìm nguồn thức ăn hoặc từ môi trường bên ngoài vào trong nhà khi gặp thời tiết lạnh Các loài gián có khả năng đi qua những khoảng không gian rất nhỏ do vậy cần chú ý đóng các lỗ thông thoáng trên tường, mái nhà, khung cửa, đường ống nước... Bên cạnh đó, cần giữ gìn nhà cửa thoáng mát, dọn dẹp các nơi cư trú sinh sống của gián như khe rãnh, vũng nước, không để nước đọng trong thời gian dài... Công tác kiểm tra và thu dọn các hộp carton, đồ dùng trong gia đình... cũng cần được tiến hành thường xuyên để ngăn ngừa sự xâm nhập của gián [11]. 1.2.2. Biện pháp cơ học (bắt giết) Biện pháp đơn giản nhất để theo dõi hoạt động của gián là sử dụng đèn pin quan sát nơi ẩn nấp của gián như dưới bồn cầu, đường nứt trong tủ và kệ, bếp, góc và khe tường, góc cửa tủ quần áo, mặt sau tủ lạnh... Bên cạnh đó, có thể sử dụng công cụ hỗ trợ giám sát gián như bẫy dính và bẫy bằng lọ thủy tinh hoặc hộp kim loại [5]. 1.2.2.1. Bẫy dính Hiện nay có nhiều loại bẫy dính với mùi đặc trưng giúp nâng cao hiệu quả thu hút gián được bán trên thị trường. Trong khi sử dụng cần chú ý đặt bẫy dính ở từng vị trí thích hợp. Tuy nhiên biện pháp này có nhược điểm là chỉ làm giảm số lượng gián trong một thời gian nhất định. 1.2.2.2. Bẫy bằng lọ thủy tinh hoặc hộp kim loại Sử dụng các lọ đựng dầu ăn hoặc dầu bôi trơn để ngăn chặn sự trốn thoát của gián. Trong lọ chứa thức ăn ưa thích của gián như bánh mì và bia để thu hút gián. Bên ngoài mỗi lọ phủ bằng bìa carton hoặc khăn để giúp gián dễ dàng tiếp cận và xâm nhập vào bên trong lọ. Ngoài ra, lọ có thể trang bị thêm một thiết bị điện khiến cho gián bị sốc nếu chúng cố gắng rời khỏi bẫy [9].
3 1.2.3. Biện pháp hóa học Một số biện pháp hóa học xử lý gián đã được nghiên cứu và sử dụng như bẫy pheromon, thuốc phun xịt, bả gel, bả dạng bột mang lại hiệu quả diệt gián cao, đồng thời đảm bảo an toàn hơn cho người sử dụng. 1.2.3.1. Sử dụng hóa chất dẫn trực tiếp để diệt gián - Hóa chất diệt gián dạng phun, xịt: Đây là dạng hoá chất lỏng đã được pha loãng, đóng trong những bình phun nhỏ hoặc bình chứa trong các xe chuyên dụng và được phun trực tiếp vào các nơi cư trú của gián. Ưu điểm của biện pháp này là dễ dàng sử dụng và có thể phun diệt gián ở những vị trí khe tường, góc cạnh... Nhược điểm của biện pháp này là hóa chất thường gây ra mùi khó chịu và làm ảnh hưởng tới môi trường sống của con người [7]. 1.2.3.2. Các loại bả diệt gián Sử dụng bả gián là một trong các biện pháp phổ biến trên thế giới để kiểm soát và tiêu diệt hiệu quả các loài gián. Bả gián có một số dạng thương phẩm như dạng hạt, dạng viên, kem, gel... Ngày nay các loại bả gián được cải tiến nhiều về hiệu quả, hoạt chất không gây ngán, tính hấp dẫn cao và có chất nền giúp gián dễ khai thác. Bả gel được dùng nhiều để kiểm soát quần thể gián ở các khu vực đô thị. Ở các khu vực nhạy cảm như khu chuẩn bị thức ăn, trường mẫu giáo hay bệnh viện, bả gel cũng được lựa chọn để kiểm soát quần thể gián [12]. - Bả dạng bột: Bả dạng bột được rắc vào các vết nứt và khe hở nơi phát hiện thấy gián thường hoạt động, cư trú... Thông qua hoạt động khai thác thức ăn, gián sẽ bị dính thuốc. Không giống như bả gel, bả dạng bột có nguy cơ bị lây lan sang các khu vực khác do gián di chuyển và có thể gây ra những bất lợi như làm ô nhiễm môi trường sống của con người [3]. - Bả gel: Bả gel thường được thiết kế trong các ống tuýp, được coi là phương pháp hóa học có hiệu quả nhất để quản lý xâm nhiễm gián. Một loại bả gel tốt có thể đạt hiệu quả xử lý gần 100% số gián trong vòng một tháng mà không nhất thiết phải thay đổi điều kiện và vị trí đặt bả. Trong vài năm trở lại đây, nhiều hãng sản xuất trên thế giới đã cho ra đời các sản phẩm bả diệt gián dạng gel có hiệu quả: Maxforce gel - Đức, Cleanbait Power - Hàn Quốc, Optigard - Thụy Sĩ... và được thị trường rất ưa chuộng.
4 Bả gel được cấu tạo gồm hai thành phần chính là chất nền và hoạt chất, sau đó bổ sung thêm các phụ gia để phù hợp với từng đối tượng gián. Chất nền là nguồn thức ăn chính cho gián, chủ yếu là protein và tinh bột... Một số hoạt chất phổ biến có trong bả gel là Fipronil, Hydramethynol, các dẫn xuất của axit boric, Sulfluramid, Indoxacarb và Abamectin... Đây là những hoạt chất có hiệu lực gây chết với gián cao và dễ dàng tìm mua cũng như sử dụng. Ngoài ra các phụ gia như hyrocolloid, polysaccharide, protein, polyphosphat... được sử dụng để hỗ trợ tính ổn định lâu dài của cấu trúc gel, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên bả gel [3]. + Một số hoạt chất của bả gel: * Fipronil là một hoạt chất gây rối loạn hệ thần kinh trung ương côn trùng theo kênh GABA, bằng tác động tiếp xúc và hoạt động của dạ dày. Nó ngăn chặn các kênh tại các cổng GABA của các nơron trong hệ thần kinh trung ương, gây kích động thần kinh và gây chết côn trùng, dẫn đến gián chết trong vòng 6 giờ. Bả Fipronil được đánh giá hiệu quả vì giết chết gián nhanh và tỷ lệ gián tử vong do lây truyền thứ phát cao. Chúng còn được dùng để phòng chống kiến, mối, bọ chét, ve và chuột với một số công thức bao gồm phun, bả, hạt, bột... * Hydramethylnol là một chất độc dạ dày có độc tính chậm, nó có tác dụng ức chế sản xuất năng lượng ty thể và kìm hãm hoạt động của gián sau 24 giờ tiêu thụ bả. Do vậy, các con gián đã ăn bả chứa Hydramethylnol sẽ lây nhiễm sang các con gián khác qua con đường tiếp xúc với chất bài tiết của chúng, dù chúng không trực tiếp ăn bả. Tương tự như Hydramethylnol, Sulfluramid hoạt động theo cơ chế ngăn ngừa quá trình tạo năng lượng trong tế bào gián. Nồng độ hoạt chất sử dụng được giới thiệu trong sản xuất bả thường là 1%. Các loại bả ở dạng thương mại có sử dụng hoạt chất được biết như Raid Max Roachbait, AlstarBait Station và Cockroach gel của công ty Yellow Rever Enterprise Co.ltd. * Indoxacarb là một loại thuốc trừ sâu oxadiazine được phát triển bởi DuPont có tác dụng tiêu diệt ấu trùng bướm. Bả gián được bán trên thị trường dưới tên thuốc trừ sâu kỹ thuật Indoxacarb [7]. Một số phụ gia của bả gel: * Hyrocolloid: ví dụ như các sản phẩm Xanthan gum, guargum, carrageenan, locust bean gum, pectin... Hyrocolloid là những polymer tan trong