Nội dung text 15.2025-2026 Chuyên Hạ Long Quảng Ninh - file đáp án.pdf
THẦY NGUYỄN XUÂN NGỌC - ZALO: 0982163448 - LT HSG VÀ ÔN THI CHUYÊN HÓATrang 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NINH ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi này có 05 trang) KỲ THI TUYỂN SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC: 2025-2026 Môn thi: KHTN (Hóa học chuyên) (Dành cho thí sinh thi vào Trường THPT Chuyên Hạ Long) Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề Cho: Nguyên tử khối: H 1;C 12; N 14;O 16; Na 23;Mg 24;Al 27;S 32;Cl 35,5;K 39;Ca 40;Fe 55,8; Cu 63,54;Zn 65;Ag 108;Ba 137 = = = = = = = = = = = = = = = = Số hiệu nguyên tử (Z): C N O Mg P Cl K Fe Z Z Z Z Z Z Z Z = = = = = = = = 6; 7; 8; 12; 15; 17; 19; 26 . Câu 1. (2,0 điểm) 1. Nguyên tử khi lớp vỏ bị mất hoặc nhận thêm một hay nhiều electron gọi là ion. Trong nguyên tử kim loại A, tổng các hạt là 80. Khi lợp vỏ của A mất đi 3 electron thì tạo thành ion A’. Trong A’ có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 21. Xác định kim loại A. 2. Cho biết nguyên tố X nằm ở chu kì 2, nhóm VIA; nguyên tố Y nằm ở chu kì 2, nhóm IVA trong bảng tuần hoàn. a. Lập luận ngắn gọn để xác đình nguyên tố X, Y. b. Liên kết hóa học giữa X và Y thuộc loại liên kết ion hay cộng hóa trị? 3. Pin nhiên liệu cung cấp năng lượng điện và giải phóng nhiệt khi hoạt động. Trong một pin nhiên liệu, phản ứng xảy ra giữa khí hydrogen và đơn chất của nguyên tố X (ở ý 2. a trên) được sử dụng. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong pin nhiên liệu khi hoạt động, giải thích tại sao loại pin này không làm ô nhiễm môi trường. b. Trong một pin nhiên liệu, 1 mol khí hydrogen phản úng hoàn toàn ở 25oC cung cấp năng lương là 285,8 kJ; chỉ 60% năng lượng của phản ứng chuyển hóa thành điện năng. Người ta dùng pin này để thắp sáng một bóng đèn LED công suât 20W. Xác định thời gian đèn được thắp sáng khi khối lượng khí hydrogen trong pin phản ứng hết là 1,0 gam. 4. Cho biết yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học khi: a. Cho thực phẩm vào tủ lạnh để bảo quản. b. Nghiền sơ bộ các nguyên liệu sản xuất gang từ quặng sắt (thường là quặng hematite có thành phần chính là Fe2O3), than cốc và chất tạo xỉ (như CaCO ,SiO , 3 2 ) trước khi đưa vào lò cao. 5. Tốc độ của phản ứng giữa đá vôi (CaCO3) với acid HCl ở các nồng độ khác nhau được theo dõi bằng cách đo thể tích CO2 sinh ra. Trong thí nghiệm này, các yếu tố như nhiệt độ, khối lượng và kích cỡ của các viên đá vôi giống nhau. Nồng độ của dung địch HCl thay đổi nhưng luôn được lấy dư. Ống dẫn khí Sơ đồ thí nghiệm đá vôi tác dụng với acid HCl Đồ thị biểu diễn thể tích khí CO2 theo thời gian a. Cho biết đồ thị nào (1, 2 hay 3) có nồng độ acid lớn nhất? Giải thích ngắn gọn. b. Trên đồ thị 3, tốc độ phản ứng lớn nhất ở vị trí A, B hay C ? Giải thích ngắn gọn. 6. Để xác định độ tan của NaCl ở 20 C , người ta tiến hành thí nghiệm như sau: - Bước 1: Lấy một bát sứ sạch, cân được khối lượng là 100 gam. - Bước 2: Đổ dung dịch NaCl bão hòa vào bát sứ, cho lên cân được khối lượng là 167,95 gam. - Bước 3: Nung bát sứ đến khối lượng không đổi, cân lại được khối lượng là 117,95 gam. Hãy tính độ tan của NaCl ở 20oC.
THẦY NGUYỄN XUÂN NGỌC - ZALO: 0982163448 - LT HSG VÀ ÔN THI CHUYÊN HÓATrang 2 Hướng dẫn giải: Câu 1. Cấu tạo nguyên tử - HTTH – Tốc độ phản ứng - Độ tan 1. Xác định kim loại A: Trong nguyên tử, hạt mang điện tích (+) là proton, mang điện tích (-) là electron và không mang điện là neutron. Vì nguyên tử trung hòa về điện nên số p = số e. => Tổng số hạt của A = 2p + n = 80 (1) Khi A mất đi 3 electron, số e còn lại là trong A’ là e – 3 Trong A’ có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 21 nên (2p – 3) – n = 21 (2) Từ (1) và (2) => p = 26; n = 28 Vậy A có 26 proton nên thuộc ô 26 trong bảng tuần hoàn. A là Fe (iron) 2. Xác định X, Y và kiểu liên kết: a. Xác đình nguyên tố X, Y. Vì X nằm ở chu kì 2, nhóm VIA nên X có 2 lớp electron và lớp ngoài cùng có 6 electron. Lớp trong có tối đa 2 electron nên X có 8 electron. Vậy X là O. Vì Y nằm ở chu kì 2, nhóm IVA nên X có 2 lớp electron và lớp ngoài cùng có 4 electron. Lớp trong có tối đa 2 electron nên X có 6 electron. Vậy X là C. b. Liên kết hóa học giữa X và Y: Liên kết của C và O là liên kết cộng hóa trị. 3. Pin nhiên liệu: a. Phương trình phản ứng xảy ra trong pin nhiên liệu, và vấn đề ô nhiễm môi trường: 2H2 + O2 o ⎯⎯→t 2H2O Sản phẩn của phản ứng là H2O nên việc sử dụng pin nhiên liệu không làm ô nhiễm môi trường. b. Thời gian đèn được thắp sáng khi khối lượng khí hydrogen trong pin phản ứng hết là 1,0 gam: + Số mol H2 = 1 : 2 = 0,5 (mol) + Năng lượng cung cấp = 285,8.0,5.60% = 85,74 kJ + Ta có công thức: P = A/t; trong đó: P là công suất (W), A là điện năng tiêu thụ (J); t: thời gian (s). => t = 3 A 85,74.10 1,19 P 20.3600 = = (giờ) 4. Yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học: a. Cho thực phẩm vào tủ lạnh để bảo quản. Yếu tố nhiệt độ. b. Nghiền sơ bộ các nguyên liệu sản xuất gang từ quặng sắt (thường là quặng hematite có thành phần chính là Fe2O3), than cốc và chất tạo xỉ (như CaCO ,SiO , 3 2 ) trước khi đưa vào lò cao. Yếu tố diện tích tiếp xúc. 5. Tốc độ của phản ứng giữa đá vôi (CaCO3) với acid HCl : Ống dẫn khí Sơ đồ thí nghiệm đá vôi tác dụng với acid HCl Đồ thị biểu diễn thể tích khí CO2 theo thời gian