Nội dung text KHTN 9 - SINH HỌC - BÀI 37. CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN CỦA MENDEL - GV.docx
1 BÀI 37. CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN CỦA MENDEL I. MENDEL VÀ THÍ NGHIỆM LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG 1. Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu của Mendel – Gregor Johann Mendel (1822 – 1884), người đặt nền móng cho di truyền học hiện đại, sinh ra tại Vương quốc Áo, nay thuộc Cộng hoà Séc. Hình. Gregor Johann Mendel (1822 – 1884) – Đối tượng nghiên cứu: Mendel lựa chọn đối tượng nghiên cứu là cây đậu hà lan vì có các đặc điểm phù hợp với phương pháp nghiên cứu như: tự thụ phấn nghiêm ngặt; thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn; có nhiều cặp tính trạng tương phản dễ nhận biết. – Bằng cách lựa chọn đối tượng, tiếp cận thực nghiệm và định lượng, phương pháp lai và phân tích con lai, ý tưởng của Mendel là cơ sở cho những nghiên cứu về nhân tố di truyền (gene). 2. Thí nghiệm lai một cặp tính trạng
4 Hình. Sơ đồ phép lai phân tích Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gene với cơ thể mang tính trạng lặn. Phép lai phân tích giúp xác định cá thể đem lai có thuần chủng hay không (xác định kiểu gene của cá thể mang tính trạng trội). II. THÍ NGHIỆM LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG – Thí nghiệm: Mendel lai hai dòng đậu thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản: hạt vàng, vỏ trơn và hạt xanh, vỏ nhăn thu được 100% F 1 có hạt vàng, vỏ trơn. Ông tiếp tục cho các cây F 1 tự thụ phấn thu được F 2 gồm bốn kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn. – Kí hiệu nhân tố di truyền: A: hạt vàng B: vỏ trơn a: hạt xanh b: vỏ nhăn