Nội dung text 2. CHUYÊN ĐỀ ÁP SUẤT TRÊN MỘT BỀ MẶT.docx
CHỦ ĐỀ KHỐI LƯỢNG RIÊNG – ÁP SUẤT CHUYÊN ĐỀ ÁP SUẤT TRÊN MỘT BỀ MẶT A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Dùng dụng cụ thực hành, khẳng định được: áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt, áp suất = áp lực/diện tích bề mặt. - Liệt kê được một số đơn vị đo áp suất thông dụng. - Thảo luận được công dụng của việc tăng, giảm áp suất qua một số hiện tượng thực tế. B. ÔN TẬP KIẾN THỨC I. Áp lực Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. Diện tích bị ép nằm trên phương ngang thì áp lực có độ lớn bằng trọng lượng của vật. Tác dụng của áp lực lên diện tích bị ép là Áp suất Ví dụ: Một vật có trọng lượng 500N khi đặt lên mặt sàn nằm ngang sẽ tác dụng xuống mặt sàn nằm ngang một áp lực 500N. II. Áp suất Áp suất sinh ra khi có lực tác dụng lên một diện tích bề mặt. Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
F p s= Trong đó: p là áp suất F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép s là diện tích bị ép Đơn vị áp suất là Pa (Paxcal) hoặc N/m 2 2 1 1 1 N Pa m= Một số đơn vị áp suất khác: - Atmôtphe (kí hiệu atm): 1 atm = 1,013.105 Pa. - Milimét thủy ngân (kí hiệu mmHg): 1mmHg = 133,3Pa - Bar: 1 Bar = 105 Pa. III. Nguyên tắc tăng, giảm áp suất Cách tăng áp suất trên một bề mặt bằng một trong những cách sau: Tăng áp lực giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép. Giữ nguyên áp lực và giảm diện tích bề mặt bị ép. Vừa tăng áp lực vừa giảm diện tích bề mặt bị ép. Ví dụ cách làm tăng áp suất Trong thực tế, để tăng áp suất của đinh khi đóng vào một vật nào đó người ta làm cho đầu đinh nhọn (giảm diện tích bị ép) Vót nhọn cọc tre trước khi cắm xuống đất để tăng áp suất. Ống hút cắm vào hộp sữa có đầu nhọn giảm diện tích bị ép nên áp suất tăng. Cách giảm áp suất trên một bề mặt bằng một trong những cách sau: Giảm áp lực giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép. Giữ nguyên áp lực và tăng diện tích bề mặt bị ép.
Vừa giảm áp lực vừa tăng diện tích bề mặt bị ép. Ví dụ cách làm giảm áp suất Kê thêm vật vào dưới chân bàn, chân tủ để giảm áp suất. Kéo bánh xe đi trên mặt đất mềm không bị lún là tăng diện tích mặt bị ép. Xe tăng dùng xích có bản rộng để giảm áp suất
C. LUYỆN KỸ NĂNG DẠNG 1. BÀI TOÁN ĐỊNH LƯỢNG TÍNH ÁP SUẤT, ÁP LỰC, DIỆN TÍCH BỊ ÉP I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI 1. Nhận biết áp lực Không phải bất kì lực nào cũng được gọi là áp lực. Muốn xác định một lực nào đó có phải là áp lực hay không thì ta phải xác định mặt bị ép là mặt nào để biết được phương của lực đó có vuông góc với diện tích mặt bị ép hay không. Khi vật đặt trên mặt phẳng ngang thì trọng lực được gọi là áp lực. Khi vật đặt trên mặt phẳng nghiêng thì trọng lực không được gọi là áp lực vì khi đó trọng lực có phương không vuông góc với diện tích mặt bị ép. 2. Tính áp lực, áp suất Công thức tính áp suất: F p s= Công thức tính áp lực: .Fps= Công thức tính áp suất: F s p= Trong đó: p là áp suất (N/m 2 ) F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép (N) s là diện tích bị ép (m 2 ) 3. Một số công thức tính diện tích, thể tích cần dùng Công thức tính diện tích Nếu diện tích mặt bị ép là: + Hình vuông thì S = a 2 (a là độ dài của mỗi cạnh hình vuông).