PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text (TỜ 03) HÓA 12-CHUONG 4-BÀI TẬP PHÁT BIỂU ĐÚNG SAI POLYMER-ĐỀ.pdf



Pham Van Trong Education Bài tập đúng-sai chủ đề polymer 3 d. Khi đun nóng polyisoprene với sulfur thu được cao su lưu hóa. Phản ứng này cũng thuộc loại phản ứng giữ nguyên mạch polymer. Câu 11: Các polymer đa dạng về nguồn gốc, thành phần, tính chất,... do đó có nhiều ứng dụng: tinh bột làm lương thực, protein làm thực phẩm, poly(methyl methacrylate) làm thủy tinh hữu cơ,... và rất nhiều vật liệu polymer khác có ứng dụng quan trọng. a. Theo nguồn gốc, các polymer được chia thành 4 loại: polymer tự nhiên, polymer tổng hợp, polymer nhân tạo và polymer bán tổng hợp. b. Một số polymer tham gia phản ứng giữ nguyên mạch polymer. c. Phản ứng thủy phân tinh bột, cellulose, polypeptide thuộc loại phản ứng cắt mạch polymer. d. Quá trình lưu hóa cao su xảy ra phản ứng tăng mạch polymer. Câu 12: Thuộc da là quá trình mà da động vật được chuyển hóa thành da thuộc với những đặc tính ưu việt hơn như chịu nhiệt độ cao, không thối rữa khi tiếp xúc với nước và các môi trường khác. Quá trình thuộc da xử lí với HCHO là phản ứng tăng mạch carbon của protein dưới tác dụng của HCHO tạo sản phẩm có cấu trúc không gian. a. Polymer khâu mạch khó nóng chảy và khó hoà tan hơn polymer chưa khâu mạch. b. Ở phản ứng khâu mạch carbon, các mạch polymer nối lại với nhau tạo mạng không gian nên bền hơn. c. Phản ứng xảy ra ở trên thuộc loại phản ứng trùng ngưng. d. Khi đun nóng da động vật trong dung dịch NaOH, sẽ xảy ra phản ứng depolymer hoá. Câu 13: Vật liệu polymer đã và đang được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh cực. Với những ưu điểm vượt trội về tính chất, độ bền,... Vật liệu polymer được ứng dụng rộng rãi trong đời sống làm vật liệu cách điện và đặc biệt là vật liệu xây dựng mới như: sơn chống thấm, bê tông siêu nhẹ, gỗ công nghiệp,... Các polymer được điều chế bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng. a. Sự khác biệt cơ bản giữa hai loại phản ứng điều chế polymer là: phản ứng trùng ngưng có tạo ra các phân tử nhỏ, còn trùng hợp thì không tạo ra phân tử nhỏ. b. Trùng hợp buta-1,3-diene thu được polymer có cấu trúc tương tự cao su tự nhiên. c. Poly(vinyl acetate) (PVA) được dùng chế tạo sơn, keo dán. Monomer dùng để trùng hợp tạo PVA là CH2=CHCOOCH3. d. Nylon-6,6 được sử dụng phổ biến trong ngành dệt may và được điều chế từ phản ứng trùng ngưng. Câu 14: Poly(phenol formaldehyde) (PPF) là polymer có tính cứng, chịu nhiệt, chống mài mòn và chống âm cao. Vì vậy, PPF được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sử dụng làm chất kết dính trong sản xuất ván ép, ván MDE, giúp tăng độ bền và khả năng chống âm của vật liệu. PPF được điều chế từ phản ứng giữa phenol và formaldehyde ở pH và nhiệt độ thích hợp. a. PPF được điều chế từ phản ứng trùng hợp. b. Các mạch polymer của PPF có thể tham gia phản ứng nối mạch polymer lại với nhau tạo thành mạng không gian. c. Rác thải nhựa làm từ vật liệu PPF có thể xử lí bằng cách đốt. d. PPF là vật liệu polymer thuộc loại chất dẻo. Câu 15: Sự phát triển của công nghệ tạo ra nhiều phương pháp tổng hợp polymer nhằm phục vụ đời sống, bên cạnh việc khai thác các polymer sẵn có từ thiên nhiên. a. Cellulose là polymer trùng ngưng giữa các phân tử glucose. b. Poly(vinyl alcohol) được tổng hợp từ alcohol tương ứng. c. Polystyrenr được tổng hợp từ styrene bằng phản ứng trùng hợp.
Pham Van Trong Education Bài tập đúng-sai chủ đề polymer 4 d. Tơ olon (hay polyacrylonitrile) được khai thác từ thiên nhiên. Câu 16: Với nhu cầu chế tạo vật liệu an toàn với môi trường, năm 2005 sản phẩm “hộp bã mía” – bao bì từ thực vật và an toàn cho sức khoẻ với nhiều tính năng vượt trội so với hộp xốp đã ra đời. Đây là loại bao bì có thành phần hoàn toàn tự nhiên, phần lớn là sợi bã mía từ nhà máy đường, với khả năng chịu nhiệt rộng từ –40 đến 200 °C, bền nhiệt trong lò vi sóng, lò nướng nên an toàn với sức khoẻ con người. a. Thành phần chính của hộp bã mía là cellulose. b. Hộp bã mía phân huỷ sinh học được nên thân thiện với môi trường. c. Hộp xốp đựng thức ăn nhanh làm từ chất dẻo PS cũng là vật liệu dễ phân huỷ sinh học. d. Hộp bã mía có thành phần chính là polymer thiên nhiên, hộp xốp từ chất dẻo là polymer tổng hợp. Câu 17: Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, vật liệu composite đã nhanh chóng được đưa vào sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là ngành vật liệu mới. Đặc biệt là các vật liệu composite polymer với các đặc tính ưu việt như nhẹ, bền với môi trường ăn mòn, độ dẫn nhiệt và dẫn điện thấp. Do vậy, loại vật liệu này được sử dụng rộng rãi trong hàng không, xây dựng,... Ví dụ, 50% vật liệu chế tạo máy bay Boeing 787 là vật liệu composite. a. Sợi carbon được dùng làm vật liệu cốt trong composite do độ bền cao, nhẹ, kháng hoá chất, chịu được nhiệt độ cao và giãn nở nhiệt thấp. b. Vật liệu nền là chất dẻo giúp các pha gián đoạn liên kết được với nhau để tạo một khối kết dính và thống nhất, giúp bảo vệ vật liệu cốt, ổn định màu sắc, giữ được độ dẻo dai,... c. Thành phần của các vật liệu composite gồm một vật liệu nền và một vật liệu cốt. d. Vật liệu composite với cốt là bột gỗ được sử dụng làm ván lát sàn, cánh cửa, tấm ốp trong nội thất. Câu 18: Tơ sợi là một nguyên liệu quan trọng trong ngành dệt may và sản xuất vật liệu. Tơ sợi được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp. Các loại tơ sợi phổ biến bao gồm tơ sợi tự nhiên như tơ tằm, lông cừu, sợi cotton và tơ sợi tổng hợp như nylon,... a. Tơ nylon-6,6 và tơ capron thuộc loại tơ polyamide. b. Tơ nylon, tơ tằm, tơ visco đều bền với nhiệt độ. c. Quần áo được dệt bằng sợi len lông cừu, tơ tằm không nên giặt với xà phòng có độ kiềm cao. d. Tơ capron và tơ olon đều có thành phần chứa nhóm –CO–NH–. Câu 19: Tơ visco được sản xuất phổ biến từ đầu thế kỉ XX, là một loại chất liệu được làm từ bột gỗ của cây như tre, đậu nành, mía,..., qua quá trình xử lí hoá học được sợi visco. Sợi visco thấm hút mồ hôi và thoáng khí, mềm mại nên rất phổ biến trong việc sản xuất quần áo, đặc biệt là trang phục mùa hè vì nó giúp người mặc cảm thấy mát mẻ và thoải mái. a. Tơ visco thuộc loại tơ thiên nhiên. b. Tơ visco thuộc loại tơ bán tổng hợp. c. Sợi visco có thành phần chính là cellulose đã được xử lí hoá chất. d. Tơ là vật liệu polymer hình sợi, dài, mảnh, có độ bền nhất định, mạch không nhánh. Câu 20: Năm 1839, Charles Goodyear đã được cấp bằng sáng chế cho phát minh về quy trình hoá học để chế tạo ra cao su lưu hoá – một loại cao su có cấu trúc đặc biệt, bền cơ học, chịu được sự ma sát, va chạm, đàn hồi tốt và có thể đúc được. a. Cao su lưu hoá còn có tên gọi là cao su buna-S. b. Bản chất của việc lưu hoá cao su là tạo ra cầu nối disulfide –S–S– giữa các mạch cao su nên cao su lưu hoá có tính chất cơ lí nổi trội hơn. c. Trong mủ cao su thiên nhiên, polymer có tính đàn hồi là polyisoprene. d. Cao su lưu hoá có cấu trúc mạng không gian nên bền hơn cao su chưa lưu hoá.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.