PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Lớp 10. Đề KT chương 2 (Đề 1).docx

1 ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 10 – CHƯƠNG 2 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố hóa học bằng A. số thứ tự của ô nguyên tố. B. số thứ tự của chu kì. C. số thứ tự của nhóm. D. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. Câu 2. Số chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn là A. 8. B. 18. C. 7. D. 16. Câu 3. Trong một chu kì, từ trái sang phải thì số lớp electron A. tăng dần. B. giảm dần. C. không thay đổi. D. biến đổi không theo quy luật. Câu 4. Nguyên tử X có cấu hình electron là 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 3 . X thuộc nhóm mấy trong bảng tuần hoàn? A. Nhóm IIIA. B. Nhóm IIIB. C. Nhóm VA. D. Nhóm VB. Câu 5. Nguyên tố Al có Z = 13, vị trí của Al trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 2, nhóm VIB. B. chu kì 3, nhóm IIIA. C. chu kì 2, nhóm IIA. D. chu kì 3, nhóm IIB. Câu 6. Nhóm nguyên tố là A. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cùng cấu hình electron giống nhau được xếp ở cùng một cột. B. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron gần giống nhau, do đó có tính chất hóa học giống nhau và được xếp thành một cột. C. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp cùng một cột. D. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có tính chất hóa học giống nhau và được xếp cùng một cột. Câu 7. Đại lượng nào sau đây trong nguyên tử của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử? A. Số lớp electron. B. Số lớp electron ở lớp ngoài cùng. C. Nguyên tử khối. D. Số electron trong nguyên tử. Câu 8. Cho 6 nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 7, 11, 13, 17 và 19. Trong số các nguyên tố trên có bao nhiêu nguyên tố thuộc cùng một nhóm? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 9. Nguyên tử Y có tổng số hạt mang điện trong nguyên tử là 34. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện 10 hạt. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là A. số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA. B. số thứ tự 11, chu kì 3, nhóm IA. C. số thứ tự 11, chu kì 2, nhóm VIIA. D. số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm IA. Câu 10. Trong một nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới, bán kính nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm A có xu hướng A. tăng dần. B. giảm dần. C. không thay đổi. D. biến đổi không theo quy luật. Câu 11. Hydroxide nào có tính base mạnh nhất trong các hydroxide sau đây? Biết Z Mg = 12, Z Ca = 20, Z Sr = 38, Z Ba = 56. A. Calcium hydroxide. B. Barium hydroxide. C. Strontium hydroxide. D. Magnesium hydroxide. Câu 12. Cho các nguyên tố sau: 3 Li, 11 Na, 19 K, 20 Ca. Nguyên tử của nguyên tố có bán kính bé nhất là Mã đề thi: 201
2 A. Li. B. Na. C. K. D. Cs. Câu 13. Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 ; 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 ; 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1 . Dãy gồm các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính kim loại từ trái sang phải là A. Z, Y, X. B. X, Y, Z. C. Y, Z, X. D. Z, X, Y. Câu 14. Trong một nhóm A, trừ nhóm VIIIA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì A. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần. B. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần. C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần. D. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần. Câu 15. Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, A. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm. B. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng. C. bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm. D. bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng. Câu 16. Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron là 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 . Công thức hợp chất của R với hydrogen và oxide ứng với hóa trị cao nhất của R lần lượt là A. RH 3 , R 2 O 3 . B. RH 4 , RO 2 . C. RH 4 , R 2 O 5 . D. RH 2 , RO 3 . Câu 17. Ion X 2+ có tổng số hạt cơ bản là 58, trong X có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là A. Ô số 20, chu kì 4, nhóm IIIA. B. Ô số 20, chu kì 4, nhóm IIA. C. Ô số 19, chu kì 4, nhóm IA. D. Ô số 20, chu kì 3, nhóm IIA. Câu 18. Cho X, Y, Z, T là các nguyên tố khác nhau trong số bốn nguyên tố: 11 Na, 12 Mg, 13 Al, 19 K và các tính chất được ghi trong bảng sau: Nguyên tố X Y Z T Bán kính nguyên tử (nm) 0,125 0,203 0,136 0,157 Nhận xét nào sau đây là đúng? A. X là Na và Z là Al. B. Z là Al và T là Mg. C. X là Na và Y là K. D. Y là K và T là Na. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho các phát biểu về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: a. Số thứ tự của nhóm luôn luôn bằng số electron ở lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố thuộc nhóm đó. b. Số electron ở lớp vỏ ngoài cùng càng lớn thì số thứ tự của nhóm càng lớn. c. Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron. d. Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một cột có cùng số electron hóa trị. Câu 2. Nitrogen là nguyên tố thuộc chu kì 2, nhóm VA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. a. Nguyên tử nitrogen có 2 lớp electron và có 5 electron lớp ngoài cùng. b. Công thức oxide cao nhất của nitrogen có dạng NO 2 và là acidic oxide. c. Nguyên tố nitrogen có tính phi kim mạnh hơn nguyên tố oxygen (Z = 8). d. Hydroxide ứng với oxide cao nhất của nitrogen có dạng HNO 3 và có tính acid mạnh. Câu 3. Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. a. Các nguyên tố này đều là các kim loại mạnh nhất trong chu kì. b. Các nguyên tố này không thuộc cùng một chu kì. c. Thứ tự tăng dần tính base tương ứng là X(OH) 2 , Y(OH) 2 , Z(OH) 2 . d. Thứ tự tăng dần độ âm điện tương ứng là Z, Y, X. Câu 4. X, Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. Oxide cao nhất của X, Y có dạng X 2 O và YO 3 . a. X, Y thuộc 2 nhóm A kế tiếp nhau. b. X là kim loại, Y là phi kim. c. X 2 O là basic oxide còn YO 3 là acidic oxide.
3 d. Hydroxide cao nhất của Y có dạng Y(OH) 6 và có tính base. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Magnesium là nguyên tố phổ biến thứ 8 trong lớp vỏ của Trái Đất, ở điều kiện thường là chất rắn, có màu trắng bạc, rất nhẹ. Magnesium được sử dụng để làm cho hợp kim bền nhẹ, đặc biệt là cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, cũng như sử dụng trong pháo hoa bởi vì nó đốt cháy với một ngọn lửa trắng rực rỡ. Trong bảng tuần hoàn, magnesium là nguyên tố có ký hiệu Mg nằm ở chu kỳ 3, nhóm IIA. Hãy cho biết nguyên tử Mg có bao nhiêu electron? Câu 2. Bảng tuần hoàn hóa học các nguyên tố hóa học có 8 nhóm A và 8 nhóm B tương ứng với bao nhiêu cột? Câu 3. Một nguyên tố R tạo hợp chất khí với hydrogen có công thức là RH 3 . Trong công thức oxide cao nhất thì R chiếm 25,93% về khối lượng. Nguyên tử khối của R là bao nhiêu? Câu 4. Ion X n+ có cấu hình electron là 1s 2 2s 2 2p 6 , X là nguyên tố thuộc nhóm A. Có bao nhiêu nguyên tố hóa học thỏa mãn với điều kiện của X? Câu 5. Cấu hình electron của F là 1s 2 2s 2 2p 5 và Cl là 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5 .Cho các phát biểu sau: (a) F và Cl nằm ở cùng một nhóm. (b) F và Cl có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau. (c) F và Cl đều là nguyên tố p. (d) F và Cl nằm ở cùng một chu kỳ. (e) Số thứ tự của Cl lớn hơn F. (g) Cl là nguyên tố nhóm B, F là nguyên tố nhóm A. Có bao nhiêu phát biểu đúng? Câu 6. Nguyên tử X có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là ns 2 np 3 . Trong công thức oxide cao nhất của X, nguyên tố oxygen chiếm 56,34% về khối lượng. Cho 0,1 mol hydroxide cao nhất của X phản ứng tối đa với a mol NaOH trong dung dịch. Giá trị của a là bao nhiêu? ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.