PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chủ đề 1. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay.docx

Phần hai CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề 1. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Trước Cách mạng tháng Hai năm 1917, nước Nga là nơi tập trung A. nhiều loại mâu thuẫn chồng chéo cần phải giải quyết. B. nhiều yếu tố giúp cho kinh tế nông nghiệp phát triển. C. mâu thuẫn giữa Chính quyền Xô viết với giai cấp tư sản. D. những điều kiện thuận lợi cho cuộc cách mạng công nghiệp. Câu 2. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích, cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã thực hiện được mục tiêu nào sau đây? A. Thành lập Chính quyền Xô viết thống nhất trên toàn nước Nga rộng lớn. B. Thành lập được một chính phủ cộng hoà, liên hiệp giữa vô sản với tư sản. C. Lật đổ được chế độ phong kiến Nga hoàng đang là rào cản của đất nước. D. Xoá bỏ Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản liên minh với phong kiến. Câu 3. Các Xô viết ra đời trong Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga là chính quyền của A. công nhân, nông dân và binh lính. B. công nhân, nông dân và tiểu tư sản. C. vô sản liên minh với tư sản. D. giai cấp tư sản kết hợp với Nga hoàng. Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình nước Nga ngay sau Cách mạng tháng Hai (1917)? A. Nhà nước Liên Xô được thành lập. B. Giai cấp vô sản nắm quyền tuyệt đối. C. Vấn đề ruộng đất chưa được giải quyết. D. Hiến pháp Liên Xô được thông qua. Câu 5. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng “một cục diện chính trị chưa từng có đã xuất hiện ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917”? A. Chính phủ tư sản lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng. B. Chính quyền liên hiệp tư sản và vô sản được thành lập. C. Hai chính quyền của tư sản và các Xô viết cùng tồn tại. D. Nga hoàng liên minh với tư sản chống lại các Xô viết.
Câu 6. Nhận xét nào sau đây đúng về tính chất của cuộc Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga? A. Là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. B. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. C. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ. D. Là cuộc cách mạng mang màu sắc tôn giáo. Câu 7. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi đã trực tiếp đưa tới sự ra đời của A. hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. B. Đảng Bôn-sê-vích Nga và Đảng Dân tộc. C. Chính quyền Xô viết Nga do Lê-nin đứng đầu. D. Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết. Câu 8. Cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 có ý nghĩa nào sau đây đối với nước Nga? A. Nhân dân lao động được làm chủ vận mệnh đất nước. B. Dẫn đến tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. C. Mở ra con đường giải phóng cho các nước trên thế giới. D. Giúp Nga đẩy lùi được nguy cơ ngoại xâm và nội phản. Câu 9. Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga (1917) mang tính chất là một cuộc cách mạng A. dân chủ tư sản. B. xã hội chủ nghĩa. C. vô sản kiểu mới. D. dân chủ nhân dân. Câu 10. Nội dung nào sau đây là sự kiện mở đầu của quá trình hình thành Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết? A. Chính quyền Xô viết chính thức thành lập từ trong Cách mạng tháng Mười (1917). B. Các Xô viết của công – nông – binh ra đời từ trong Cách mạng tháng Hai (1917). C. Tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô, 1922). D. Thông qua bản hiến pháp đầu tiên của nhà nước liên bang – Liên bang Xô viết (1924). Câu 11. Sự kiện nào sau đây đánh dấu hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết? A. Bản hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua (1924). B. Sự ra đời của các Xô viết trong Cách mạng tháng Hai (1917). C. Chính quyền Xô viết ra đời trong Cách mạng tháng Mười (1917). D. Thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (1922).
Câu 12. Đối với thế giới, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa nào sau đây? A. Mở ra quan hệ hợp tác với Mỹ và phương Tây. B. Tác động đến địa – chính trị và quan hệ quốc tế. C. Mở đầu quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. D. Mở đầu sự mở rộng của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Câu 13. Bối cảnh nào sau đây đã tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân các nước Đông Âu nổi dậy giành chính quyền và thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân? A. Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện. B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và đã lan rộng. C. Sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô để tiêu diệt phát xít. D. Trung Quốc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ. Câu 14. Nội dung nào sau đây không phải sự phát triển và mở rộng địa bàn của chủ nghĩa xã hội trên thế giới? A. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga thành công, nước Nga Xô viết ra đời (1917). B. Miền Bắc Việt Nam được giải phóng và tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội (1954). C. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập, đi lên chủ nghĩa xã hội (1949). D. Các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân (1948 – 1949). Câu 15. Nội dung nào sau đây là một trong những ý nghĩa về sự hình thành và phát triển của hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới? A. Mở đầu quá trình chủ nghĩa tư bản bị xoá bỏ ở châu Âu. B. Trở thành chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới. C. Làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực trên thế giới. D. Mở đầu cho một khuynh hướng cách mạng mới ở châu Á. Câu 16. Đến đầu những năm 60 của thế kỉ XX, chủ nghĩa xã hội trên thế giới không ngừng được củng cố và mở rộng sang những địa bàn nào sau đây? A. Từ châu Âu nối sang châu Á, lan rộng sang Tây Phi và Nam Phi. B. Từ châu Á nối sang châu Phi và mở rộng ở khu vực Mỹ La-tinh. C. Chủ nghĩa xã hội được xác lập và trở thành hệ thống ở châu Á. D. Nối liền từ châu Âu sang châu Á, lan sang khu vực Mỹ La-tinh.
Câu 17. Một trong những biểu hiện về sự hợp tác và mở rộng của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống duy nhất trên thế giới. B. Liên Xô đã ngăn chặn được Mỹ tiến hành Chiến tranh lạnh. C. sự ra đời và mở rộng của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). D. các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng. Câu 18. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu? A. Không có đóng góp cho quá trình phát triển của văn minh nhân loại. B. Nhiều nhà lãnh đạo tha hoá về phẩm chất, mất uy tín với nhân dân. C. Đã xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, khách quan. D. Sự chống phá của các thế lực thù địch đối với chế độ xã hội mới. Câu 19. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân khách quan dẫn tới sự tan rã nhanh chóng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1985 –1991)? A. Không tham gia các tổ chức quốc tế để nhận sự hỗ trợ. B. Đường lối lãnh đạo có sự nóng vội, chủ quan, duy ý chí. C. Tiến hành cải tổ nhưng từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. D. Do sự chống phá của các thế lực thù địch từ bên ngoài. Câu 20. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu (1989 – 1991)? A. Học thuyết Mác – Lê-nin không được vận dụng ở các nước. B. Công cuộc cải tổ đã mắc nhiều sai lầm, chủ quan và nóng vội. C. Chậm sửa chữa trước những biến động của tình hình thế giới. D. Các thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước. Câu 21. Từ sự khủng hoảng rồi sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở châu Âu (1989 – 1991) đã cho thấy A. nhiều bài học kinh nghiệm trong xây dựng đất nước. B. chế độ xã hội chủ nghĩa hiện thực không còn. C. Mỹ đã thành công trong chiến lược toàn cầu. D. Mỹ đã thắng lợi trong cuộc Chiến tranh lạnh.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.