Nội dung text 24. ĐỀ VIP 24 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA MÔN SINH 2025 - TB6.Image.Marked.pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 24 – TB6 (Đề thi có ... trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ................................................... Số báo danh: ....................................................... PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Phân tử nucleic acid nào sau đây không có liên kết hydrogen? A. tRNA. B. mRNA. C. DNA. D. rRNA. Câu 2: Ở tế bào động vật, loại bào quan nào sau đây chứa các enzyme tiêu hóa nội bào? A. Lục lạp. B. Lysosome. C. Ty thể. D. Bộ máy Golgi. Câu 3: Loại liên kết hóa học nào sau đây đóng vai trò hình thành nên cấu trúc mạch đơn của phân tử DNA? A. Liên kết hydrogen. B. Liên kết phosphodiester. C. Liên kết peptide. D. Liên kết glycoside. Câu 4: Cho biết mạch bổ sung của gene có trình tự các đơn phân 3’...GGGAAATTT...5’. Trình tự các đơn phân tương ứng trên đoạn mạch của phân tử mRNA do gene này tổng hợp là gì? A. 3’...GGGAAATTT...5’. B. 5’...GGGAAATTT...3’. C. 3’...GGGUUUTTT...5’. D. 3’...GGGAAAUUU...5’. SGK mới bộ cánh diềugọi là mạch mang mã không gọi là mạch bổ sung Câu 5: Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng gene trên một nhiễm sắc thể? A. Đảo đoạn. B. Mất đoạn. C. Lặp đoạn. D. Chuyển đoạn không tương hỗ. Câu 6: Chất nào sau đây là một trong những sản phẩm của quá trình lên men ở thực vật? A. O2. B. CO. C. C2H5OH. D. NH3. Câu 7: Trong thời kỳ băng hà khoảng 10.000 – 12.000 năm trước do khí hậu lạnh phần lớn cá thể của loài Báo săn châu Phi (Acinonyx jubatus) đã bị chết. Hiện nay loài có mức đa dạng di truyền rất thấp và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Loài Báo săn châu Phi (Acinonyx jubatus) đã trải qua hiện tượng gì? A. Hiệu ứng sáng lập. B. Hiệu ứng cổ chai C. Dòng gen. D. Giao phối ngẫu nhiên Câu 8: Hình 1 minh hoạ số lượng và sinh khối các quần thể thực vật A, B, C, D trong không gian sống của một quần xã sinh vật. Loài B được gọi là A. loài ưu thế. B. loài ngẫu nhiên. C. loài chủ chốt. D. loài thứ yếu. Hình 1 Câu 9: Mô hình “ruộng lúa, bờ hoa” là một công nghệ sinh thái được áp dụng nhằm tận dụng các loài côn trùng có ích để tiêu diệt sâu bệnh hại lúa, giúp giảm thiểu việc sử dụng thuốc hóa học trong canh tác. Các loại hoa được chọn trồng trên bờ ruộng, như cúc dại, mười giờ, sao nhái, đậu bắp,..., có màu sắc sặc sỡ, thích nghi tốt với môi trường đồng ruộng và có nhiều mật, phấn, thu hút các loài thiên địch như ong, bướm đến cư trú và săn mồi. Nhờ đó, sâu bệnh trên lúa bị kiểm soát mà không cần dùng nhiều thuốc bảo vệ thực vật như phương pháp canh tác truyền thống. Mô hình này dựa trên hiện tượng nào trong Sinh học? A. Khống chế sinh học. B. Cân bằng sinh thái. C. Đa dạng sinh học D. Tự điều chỉnh quần thể Câu 10: Khi đề cập đến đột biến số lượng nhiễm sắc thể dạng lệch bội, phát biểu nào sau đây là sai? A. Dạng đột biến này chỉ xuất hiện ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính. B. Gây ra sự biến đổi về số lượng của một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể trong bộ gen. C. Có thể phát sinh trong cả hai quá trình nguyên phân và giảm phân. D. Bắt nguồn từ sự rối loạn trong quá trình phân bào, dẫn đến hiện tượng không phân ly của một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
C. tần số kiểu gene quy định kiểu hình bướm trắng và bướm đen đều giảm do chim ăn nhiều bướm. D. tần số kiểu gene quy định kiểu hình bướm trắng và bướm đen sẽ không thay đổi. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Ở gà, loài có kiểu giới tính ZZ (đực) và ZW (cái), gene quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính Z và có hai alen: A quy định lông vằn (trội hoàn toàn so với a, quy định lông không vằn). Gen quy định chiều cao chân nằm trên nhiễm sắc thể thường, có hai alen: B quy định chân cao (trội hoàn toàn so với b, quy định chân thấp). Cho gà trống (ZZ) lông vằn, chân thấp thuần chủng giao phối với gà mái (ZW) lông không vằn, chân cao thuần chủng, thu được F1. Cho các cá thể F1 giao phối với nhau, thu được F2. Xét các phát biểu sau về kiểu hình ở F2: a) Ở F2, mọi gà mái có kiểu hình lông vằn, chân thấp đều có kiểu gene giống nhau. b) Nếu một cá thể F2 có kiểu hình lông vằn, chân cao, thì có 6 kiểu gene khác nhau có thể tạo ra kiểu hình đó. c) Nếu lấy ngẫu nhiên một gà mái F2, biết nó có kiểu hình chân thấp, thì xác suất để nó có kiểu hình lông không vằn là 50%. d) Nếu chọn ngẫu nhiên một cá thể F2 có kiểu hình lông vằn, thì xác suất để nó có kiểu gene đồng hợp trội về cả hai gene là 1/9. Câu 2. Hình 6 mô tả kết quả thí nghiệm về lưu lượng máu đến các cơ quan lúc tập luyện và lúc nghỉ ngơi. Hình 6 a) Thận có lưu lượng máu giảm khi tập thể dục b) Lưu lượng máu đến cơ bắp tăng lên khi tập thể dục vì cơ bắp cần nhiều oxy và dưỡng chất hơn để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong quá trình hoạt động thể chất. c) Lưu lượng máu đến da tăng lên khi tập thể dục để giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể. d) Lưu lượng máu tổng cộng qua tất cả các cơ quan trong khi tập thể dục là 13,900 cm3 mỗi phút, lưu lượng máu đến cơ bắp trong khi tập thể dục là khoảng 9,000 cm3 tỷ lệ phần trăm lưu lượng máu tổng cộng chảy qua cơ bắp là 54,7%. Câu 3. Ở vi khuẩn E. coli kiểu dại, sự biểu hiện của gene lac Z thuộc nhóm operon lac mã hóa Beta- galactoxidase phụ thuộc sự có mặt của glucose và lactose trong môi trường. Khi môi trường có cả glucose và lactose, enzyme này biểu hiện ở mức thấp, khi môi trường chỉ có lactose, enzyme được biểu hiện ở mức tăng cường trong các tế bào vi khuẩn kiểu dại. Bằng kĩ thuật gây đột biến và chuyển DNA plasmid mang các trình tự gene có nguồn gốc từ nhiễm sắc thể E. coli này vào các tế bào E. coli khác, người ta đã tạo được 3 chủng vi khuẩn đột biến có kiểu gene lưỡng bội về các gene và trình tự điều hòa tham gia phân giải lactose (chủng 1 tới 5) như Hình 7. Chủng đột biến 1 2 3 4 5 Kiểu gene - - - + + - - - I P O Z I P O Z _ _ I P O Z I P O Z I P O Z I P O Z S _ I P O Z I P O Z S I P O Z I P O Z Hình 7 Trong đó: I + , P+ , O+ , Z+ tương ứng là các trình tự kiểu dại của gene mã hóa protein ức chế (I) , vùng P , vùng O và gene lacZ.