PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text [DACĐ 12.1 WORD] KNTT - BÀI 2 - THẾ GIỚI THƠ.docx

Sản phẩm của nhóm Zalo: Nhóm NGỮ VĂN THPT (Nhóm cô Huyền – DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG Ngày soạn: BÀI 2: NHỮNG THẾ GIỚI THƠ Thời gian thực hiện: 11 tiết (Đọc: 6 tiết, Thực hành tiếng Việt: 1 tiết, Viết: 2 tiết, Nói và nghe: 1 tiết, trả bài 1 tiết) A. MỤC TIÊU CHUNG 1. Về kiến thức: - Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của phong cách cổ điển và lãng mạn qua các bài thơ tiêu biểu đã học. - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thơ trữ tình hiện đại như: ngôn ngữ, hình tượng, biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ... 2. Về năng lực: - Vận dụng được kinh nghiệm, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình văn học, thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc cá nhân về văn bản văn học - Vận dụng được kiến thức về một số phép tu từ đã học để phân tích, đánh giá tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ đó trong một bài thơ. - Viết được bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ. 3. Về phẩm chất: Có thái độ ngưỡng mộ đối với những tấm gương sống đẹp vì đất nước, cộng đồng, vì nền nghệ thuật lớn hướng tới con người. B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY PHẦN 1: ĐỌC Tiết …. ĐỌC VB 1 CẢM HOÀI (Nỗi lòng- Đặng Dung) Thời gian thực hiện: 02tiết Giáo viên soạn: Hà Ngọc Cương, Trường THPT Lương Thế Vinh, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai Trần Thị Nguyễn Thị Tuyết, Trường THPT Hà Bắc, huyện Thanh Hà, tỉnh hải Dương Giáo viên phản biện: Phạm Thị Thu Hương, Trường THPT Hoàng Lê Kha, Hà Trung, Thanh Hoá I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: Nhận biết được một số đặc điểm của phong cách cổ điển được thể hiện trong bài thơ Cảm hoài của Đặng Dung. 2. Về năng lực: - Hiểu và phân tích được giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ (hình tượng, biểu tượng). - Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản Cảm hoài để rèn luyện năng lực đọc hiểu một văn bản thơ trung đại. 3. Về phẩm chất: Cảm nhận được nhiệt huyết cứu nước và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Máy tính, tivi/máy chiếu, … 2. Học liệu: SGK, SGV Ngữ văn 12, tập một, kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, các tài liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Tổ chức Lớp Tiết Ngày dạy Sĩ số Vắng
Sản phẩm của nhóm Zalo: Nhóm NGỮ VĂN THPT (Nhóm cô Huyền – DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG 2. Kiếm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tâm thế hứng khởi cho học sinh; huy động kiến thức nền để tiếp nhận tác phẩm Cảm hoài của Đặng Dung. b. Nội dung: Chia sẻ những hiểu biết của em về phong cách cổ điển. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của Gv và Hs Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt vấn đề: Trong lịch sử và trong cuộc sống đời thường, có những thất bại khiến cho người đời không chỉ cảm thấy buồn thương, tiếc nuối mà còn nể phục, kính trọng. Hãy kể về một thất bại như thế và cho biết điều gì gây ấn tượng cho bạn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ theo từng cá nhân về vấn đề GV đặt ra. Bước 3: Báo cáo thảo luận - Mời một vài HS chia sẻ suy nghĩ bản thân. - Yêu cầu các HS khác bổ sung, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét các câu trả lời. - GV định hướng một vài nội dung trọng tâm về các vấn đề đặt ra và dẫn dắt vào bài học. Học sinh chia sẻ theo quan điểm cá nhân HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Nội dung 1. TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN a. Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố đặc trưng thơ (Biểu tượng, yếu tố siêu thực trong thơ, phong cách cổ điển và phong cách lãng mạn). b. Nội dung: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, tham gia trò chơi, trình bày một phút để tìm hiểu chung về các vấn đề trên. c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân/nhóm học sinh liên quan đến nội dung vấn đề. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của Gv và Hs Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS chuẩn bị bài học ở nhà. - Trên lớp, GV chia lớp thành 4 nhóm: thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. */ Nhóm 1: Biểu tượng + Biểu tượng là gì? + Đặc điểm của biểu tượng? + Trong sáng tác văn học, ngoài các biểu tượng có sẵn, các nhà văn, nhà thơ còn sáng tạo nên những biểu tượng nào? Cho ví dụ. */ Nhóm 2: Yếu tố siêu thực trong thơ + Nêu các biểu hiện của yếu tố siêu thực trong thơ. I. Tìm hiểu Tri thức Ngữ văn 1. Biểu tượng - Biểu tượng là hình ảnh mang tính ngụ ý, vượt lên chức năng miêu tả, tạo hình đơn giản; chứa đựng nhiều tầng nghĩa phong phú; gợi cảm nhận, suy tư về những điều mang tính phổ quát. - Đặc điểm: + Có khả năng khái quát bản chất của một hiện tượng. + Thể hiện được những quan niệm, triết lí sâu sắc về con người và cuộc sống. + Quá trình hình thành biểu tượng chịu sự chi phối của các yếu tố tâm lí, văn hoá,…
Sản phẩm của nhóm Zalo: Nhóm NGỮ VĂN THPT (Nhóm cô Huyền – DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG + Yếu tố siêu thực xuất hiện trong một số tác phẩm thơ ở thời kì nào của nền văn học? Liên hệ mở rộng. */ Nhóm 3: Phong cách cổ điển + Phong cách cổ điển là gì? + Đặc trưng cơ bản của phong cách cổ điển? */ Nhóm 4: Phong cách lãng mạn + Phong cách lãng mạn là gì? + Phong cách lãng mạn có những đặc điểm cơ bản nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập. - GV quan sát và hỗ trợ các nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - HS các nhóm báo cáo KQTL. - Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, phản biện. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm và chốt lại kiến thức trọng tâm. của dân tộc và thời đại. 2. Yếu tố siêu thực trong thơ - Biểu hiện: qua những hình ảnh có vẻ kì lạ, gắn kết với nhau theo một logic khác thường, gây cảm giác khó hiểu cho độc giả và hoàn toàn mang tính tự nhiên. - Yếu tố siêu thực xuất hiện thấp thoáng trong một số tác phẩm thơ dân gian, thơ thời trung đại, đặc biệt ở thời hiện đại. 3. Phong cách cổ điển - Phong cách cổ điển là loại phong cách sáng tác được hình thành từ thời trung đại, chịu sự chi phối của một quan niệm về thế giới có tính đặc thù. - Đặc trưng cơ bản: nghiêng về thể hiện những đề tài cao nhã; có cảm hứng đặc biệt với cái vĩnh hằng, bất biến; luôn hướng về những mẫu hình lí tưởng, tôn trọng tính quy phạm của cách tổ chức các yếu tố nghệ thuật thành một cấu trúc hoàn mỹ;... 4. Phong cách lãng mạn - Phong cách lãng mạn: + Xét theo nghĩa rộng, phong cách lãng mạn thường được đặt trong mối tương quan so sánh với phong cách hiện thực, xuất hiện từ thời cổ đại. + Xét theo nghĩa hẹp, phong cách lãng mạn gắn với chủ nghĩa lãng mạn, một trào lưu văn học được hình thành ở phương Tây vào cuối thế kỉ XVIII và nửa đẩu thế kỉ XIX. - Đặc điểm cơ bản: + Khẳng định cái cao cả, phi thường và phủ định thực tại tầm thường, tù túng. + Đề cao cá tính sáng tạo, trí tưởng tượng, sự phóng khoáng. + Chú trọng thế giới nội tâm với những cảm xúc mạnh mẽ, khoáng đạt, tinh tế và ưa dùng các yếu tố tương phản. Nội dung 2: ĐỌC VĂN BẢN 1: CẢM HOÀI - ĐẶNG DUNG 2.1. Tìm hiểu khái quát a. Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên đã phân công theo từng nhóm/vấn đề để tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân/nhóm học sinh liên quan đến bài học. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của Gv và Hs Dự kiến sản phẩm */ Đọc - GV gọi 1-2 học sinh đọc thành tiếng bản phiên II. Tìm hiểu chung 1. Tác giả
Sản phẩm của nhóm Zalo: Nhóm NGỮ VĂN THPT (Nhóm cô Huyền – DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG âm, dịch nghĩa và dịch thơ trước lớp, khuyến khích HS học thuộc lòng bài thơ; nhắc các em chú ý sử dụng thẻ chỉ dẫn ở bên phải văn bản; đọc kĩ chú thích và nêu câu hỏi về những từ ngữ chưa hiểu. - So sánh bản phiên âm và dịch thơ: + Ở câu 1, từ “du du” bản dịch thơ dịch là “ngổn ngang” là sát. “Du du”nghĩa là kéo dài mãi không dứt, không cùng; “ngổn ngang” gợi sự bề bộn, làm cho khó tháo gỡ hoặc giải quyết. + Ở câu 2, cụm từ “nhập hàm ca” dịch là “cuộc say ca”: chưa thể hiện được điều không thích nhưng vẫn phải làm với mong muốn giải toả tâm trạng nhưng tâm trạng vẫn ngổn ngang. + Ở câu 8, “gươm Long Tuyền” chưa được dịch hết ý. “Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma” không chỉ cho thấy vẻ đẹp lung linh tráng lệ của hình ảnh người anh hùng mài gươm dưới trăng mà còn thấy được thanh gươm đang mài là thanh gươm báu. */ Tìm hiểu chung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trao đổi và thảo luận theo cặp đôi các vấn đề sau: + Nêu những nét tiêu biểu về cuộc đời của Đặng Dung. (Lưu ý các em về bối cảnh lịch sử đất nước và kết cục bi tráng của cuộc đời tác giả). + Tác phẩm? • Bài thơ viết về đề tài gì? • Bài thơ viết theo thể thơ nào? • Nhân vật trữ tình của bài thơ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS có thể trao đổi với bạn cùng bàn để thực hiện nhiệm vụ GV đã giao. Bước 3: Báo cáo thảo luận: GV mời từng HS trả lời các câu hỏi/vấn đề đã đặt ra. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và đánh giá câu trả lời của HS và chốt lại kiến thức trọng tâm. - Đặng Dung (?-1414) - Quê quán: Can Lộc - Hà Tĩnh. - Dưới triều nhà Hồ, ông giúp cha cai quản đất Thuận Hoá. - Khi quân Minh sang xâm lược nước ta, ông cùng cha tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi, lập nhiều công hiển hách. - Năm 1414, bị giặc Minh bắt giải sang Trung Quốc nên đã tuẫn tiết trên đường đi. - Sáng tác chỉ còn lại duy nhất bài thơ Cảm hoài. 2. Tác phẩm - Đề tài: chí khí của người anh hùng trước vận nước. - Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật. - Nhân vật trữ tình: tác giả (người tráng sĩ lỡ thời, thất thế). 2.2. Khám phá văn bản a. Mục tiêu: - Nhận biết được một số đặc điểm của phong cách cổ điển được thể hiện trong bài thơ Cảm hoài. - Hiểu và phân tích được giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ (hình tượng, biểu tượng). - Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản Cảm hoài để rèn luyện năng lực đọc hiểu một văn bản thơ trung đại.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.