Nội dung text 24. Chuyen de 24_ Phan bon hoa hoc_OK.docx
Dự án soạn TL BDHSG Hóa 10-11-12 nhóm thầy Dương Thành Tính – THPT Chuyên Thủ Khoa Nghĩa – Châu Đốc – An Giang GV soạn: Giảng Thị Như Thùy – Trường THPT Sương Nguyệt Anh Tỉnh Bến Tre 1 TÊN CHUYÊN ĐỀ: PHÂN BÓN HÓA HỌC Phần I: HỆ THỐNG LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO 1. Khái niệm và phân loại Phân bón là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm tăng năng suất cây trồng. Phân bón đưa vào đất những ion cần thiết cho cây, chủ yếu là các ion của nitơ, photpho và kali. Phân bón có ba loại chính - Phân đạm (chứa nitơ): có tác dụng kích thích các quá trình sinh trưởng, làm tăng tỉ lệ của protein thực vật, giúp cho cây phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ quả. - Phân lân (chứa photpho): loại phân bón này cần cho cây ở thời kì sinh trưởng, thúc đẩy các quá trình sinh hoá, trao đổi chất và trao đổi năng lượng của cây. - Phân kali (chứa kali): loại phân bón này thúc đẩy nhanh quá trình tạo ra các chất đường, bột, chất xơ, chất dầu giúp cây tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn. Độ dinh dưỡng của phân là đại lượng được sử dụng để xác định hàm lượng các nguyên tố trong phân bón. Phân loại Cách tính độ dinh dưỡng Phân đạm Tính theo phần trăm khối lượng N trong phân. Phân lân Tính theo phần trăm khối lượng P 2 O 5 trong phân. Phân kali Tính theo phần trăm khối lượng K 2 O trong phân. 2. Các loại phân bón phổ biến
Dự án soạn TL BDHSG Hóa 10-11-12 nhóm thầy Dương Thành Tính – THPT Chuyên Thủ Khoa Nghĩa – Châu Đốc – An Giang GV soạn: Giảng Thị Như Thùy – Trường THPT Sương Nguyệt Anh Tỉnh Bến Tre 2 Phần II: HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO KIẾN THỨC LÝ THUYẾT CÓ PHÂN DẠNG DẠNG 1: CÂU HỎI LÝ THUYẾT Câu 1: { SCĐ – KNTT } Phân loại các phân bón sau dựa vào bảng dưới đây: a) Potassium chloride (KCl); b) Calcium dihydrogenphosphate (Ca(H 2 PO 4 ) 2 ); c) Ammonium sulfate ((NH 4 ) 2 SO 4 ); d) Ammonium dihydrogenphosphate (NH 4 H 2 PO 4 ). Tiêu chí phân loại Phân loại, ví dụ Theo số lượng nguyên tố dinh dưỡng cơ bản + Phân bón đơn : chứa một loại nguyên tố dinh dưỡng cơ bản (N, P, K) như phân đạm, lân, kali + Phân bón hỗn hợp. hoặc phức hợp : chứa nhiều loại nguyên tố dinh dưỡng cơ bản. ⦁ Phân hỗn hợp (hỗn hợp các loại phân trộn với nhau) ví dụ phân NPK là hỗn hợp (NH 4 ) 2 HPO 4 và KNO 3 . ⦁ Phân phức hợp (các nguyên tố dinh dưỡng kết hợp với nhau về mặt hóa học) như phân ammophos (NH 4 ) 2 HPO 4 ,... Theo hàm lượng nguyên tố dinh dưỡng trong thực vật + Phân bón đa lượng : chứa các nguyên tố dinh dưỡng mà cây trồng cần với lượng lớn như đạm, lân, kali. + Phân bón trung lượng : chứa các nguyên tố dinh dưỡng mà cây trồng cần với lượng vừa phải như calcium, magnesiu, sulfur. + Phân bón vi lượng : Chứa các nguyên tố dinh dưỡng mà cây trồng cần với lượng rất nhỏ như boron, zinc, iron, manganese,.... Trả lời: Phân bón Tiêu chí phân loại Số lượng nguyên tố dinh dưỡng cơ bản Hàm lượng của nguyên tố dinh dưỡng trong thực vật a) Potassium chloride (KCl) Phân bón đơn Phân bón đa lượng
Dự án soạn TL BDHSG Hóa 10-11-12 nhóm thầy Dương Thành Tính – THPT Chuyên Thủ Khoa Nghĩa – Châu Đốc – An Giang GV soạn: Giảng Thị Như Thùy – Trường THPT Sương Nguyệt Anh Tỉnh Bến Tre 3 b) Calcium dihydrogenphosphate (Ca(H 2 PO 4 ) 2 ) Phân bón đơn Phân bón đa lượng/phân bón trung lượng c) Ammonium sulfate ((NH 4 ) 2 SO 4 ) Phân bón đơn Phân bón đa lượng/Phân bón trung lượng d) Ammonium dihydrogenphosphate (NH 4 H 2 PO 4 ) Phân bón phức hợp Phân bón đa lượng Câu 2: { SCĐ – KNTT } Đề xuất biện pháp cải tạo đất trước khi bón phân đạm cho đất chua, đất nhiễm phèn. Với đất chua: - Bón vôi cho đất để trung hòa độ chua: Vôi có tính kiềm nên có thể trung hòa lượng acid có trong đất. - Bổ sung chất hữu cơ cho đất: Tăng cường chất dinh dưỡng trong đất làm tăng cường hoạt động của các sinh vật trong đất, giúp đất tơi xốp hơn và độ chua cũng giản đáng kể. Với đất nhiễm phèn: - Biện pháp thủy lợi: nhằm thau chua rửa mặn, rửa phèn và hạ thấp mạch nước ngầm giúp cải thiện tình trạng đất. Bên cạnh đó, tại những khu vực rộng lớn, người dân có thể tiến hành xây dựng hệ thống bờ ao, kênh rạch thoát nước vào mùa lũ, giữ nước ngọt vào mùa cạn. - Việc bón vôi cũng có thể giúp khử chua và giảm độc hại của nhôm tự do hiệu quả. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể lựa chọn cách bón phân hữu cơ, lân, đạm và phân vi lượng để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết có trong đất, nâng cao độ xốp và phì nhiêu của đất. - Chọn cây trồng thích hợp với loại đất phèn và đất nhiễm phèn. Câu 3: { SCĐ – CD } Trước khi gieo hạt mầm trồng lúa, để tạo điều kiện cho rễ mầm phát triển tốt, nên ưu tiên cung cấp phân lân hay phân kali cho đất? Đến giai đoạn cây lúa chuẩn bị đẻ nhánh, nên ưu tiên bổ sung đạm hay kali cho đất? Giải thích. Trước khi gieo hạt mầm trồng lúa, để tạo điều kiện cho rễ mầm phát triển tốt, nên ưu tiên cung cấp phân lân cho đất. Vì phosphorus có mặt trong nhân tế bào, cần thiết cho quá trình hình thành các bộ phận mới của cây: kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ cây ăn sâu và lan rộng trong đất. Đến giai đoạn cây lúa chuẩn bị đẻ nhánh, nên ưu tiên bổ sung phân đạm cho đất. Vì nguyên tố nitrogen có trong đạm thúc đẩy quá trình giúp cây ra nhiều nhánh, nhánh phân nhiều cành, cành ra nhiều lá, lá có màu xanh với kích thước to và quang hợp mạnh, làm tăng năng suất cây trồng. Câu 4: { SCĐ – CD } Một số phân bón như SA dễ làm đất bị chua do bị thủy phân tạo môi trường acid. a) Viết phương trình hóa học cho phản ứng thủy phân của ammonium sulfate. b) Phân SA phù hợp với loại đất kiềm hay đất chua? c) Sau khi sử dụng phân SA thường xuyên, người ta có thể bón vôi vào đất. Vì sao? a) Phương trình hoá học cho phản ứng thủy phân của ammonium sulfate: (NH 4 ) 2 SO 4 → 2NH 4 + + SO 4 2- NH 4 + + H 2 O ⇌ NH 3 + H 3 O + b) Phân SA phù hợp với đất kiềm. Vì phân SA dễ bị thủy phân tạo môi trường acid làm đất chua, nên nếu bón phân SA trong đất kiềm, acid sau khi bị thủy phân sẽ trung hòa với kiềm trong đất làm cải thiện tình trạng đất.