Nội dung text ĐỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRƯỞNG Ở ĐV.docx
PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT Câu 1. Nhóm động vật nào sau đây có quá trình sinh trưởng và phát triển không qua biến thái? A. Côn trùng. B. Ếch nhái. C. Cá chép. D. Tôm. Câu 2. Quá trình sinh trưởng và phát triển cúa ếch trải qua bao nhiêu giai đoạn chính? A. 2 giai đoạn. B. 3 giai đoạn. C. 4 giai đoạn. D. 5 giai đoạn. Câu 3. Sinh trưởng của cơ thể động vật là A. quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể. B. quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào. C. quá trình tăng kích thước các mô trong cơ thể. D. quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể. Câu 4. Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật bao gồm giai đoạn …(1)… và giai đoạn …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – trước phôi; 2 – phôi. B. 1 – trước phôi; 2 – hậu phôi. C. 1 – hậu phôi; 2 – phôi. D. 1 – phôi; 2 – hậu phôi. Câu 5. Những động vật nào dưới đây có sinh trưởng và phát triển không qua biến thái? A. Cánh cam, cào cào, cá chép, chim bồ câu B. Bọ rùa, cá chép, châu chấu, gà. C. Cào cào, rắn, thỏ, mèo. D. Cá chép, rắn, bồ câu, thỏ. Câu 6. Trong quá trình phát triển ở động vật, trong giai đoạn phát triển phôi có các giai đoạn kế tiếp nhau là: A. Phân cắt trứng phôi vị phôi nang mầm cơ quan. B. Phân cắt trứng phôi nang phôi vị mầm cơ quan. C. Phân cắt trứng mầm cơ quan phôi vị phôi nang. D. Phân cắt trứng mầm cơ quan phôi nang phôi vị. Câu 7. Mỗi hình thức phát triển ở động vật đều mang tính…(1)…, đảm bảo duy trì sự …(2)… của loài. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – thích nghi; 2 – ổn định. B. 1 – thích nghi; 2 – tồn tại. C. 1 – thời vụ; 2 – ổn định. D. 1 – thời vụ; 2 – tồn tại. Câu 8. Đặc điểm mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở động vật A. phụ thuộc vào yếu tố di truyền và không phụ thuộc vào các yếu tố môi trường B. phụ thuộc vào yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường. C. phụ thuộc vào các yếu tố môi trường và không phụ thuộc vào yếu tố di truyền D. không phụ thuộc vào yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường. Câu 9. Giai đoạn phôi thai, kéo dài khoảng A. 35 – 40 tuần B. 38 – 42 tuần C. 36 – 40 tuần D. 36 – 42 tuần
Câu 10. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ tạo thành A. phôi B. hợp tử C. mô. D. cơ quan Câu 11. Sự phát triển của người A. qua biến thái hoàn toàn B. không qua biến thái C. qua biến thái D. qua biến thái không hoàn toàn Câu 12. Sinh trưởng và phát triển ở người gồm A. một giai đoạn B. hai giai đoạn C. ba giai đoạn. D. bốn giai đoạn. Câu 13. Độ tuổi dậy thì không phụ thuộc vào A. yếu tố di truyền B. yếu tố nhận thức C. môi trường D. sinh lí, cân nặng Câu 14. Thai trao đổi chất với cơ thể mẹ thông qua A. động mạch. B. dây thần kinh. C. nhau thai. D. tĩnh mạch. Câu 15. Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm A. hai giai đoạn nối tiếp nhau. B. ba giai đoạn nối tiếp nhau. C. chỉ một giai đoạn. D. nhiều giai đoạn tiếp nhau. Câu 16. Thứ tự nào sau đây mô tả chính xác vòng đời của gà? A. Trứng - phôi - gà con - gà trưởng thành. B. Trứng - gà con - gà trưởng thành – phôi. C. Trứng - gà trưởng thành - gà con – phôi. D. Trứng - gà con - phôi - gà trưởng thành. Câu 17. Ở người, giai đoạn sinh trưởng và phát triển diễn ra mạnh mẽ nhất là A. giai đoạn dậy thì. B. giai đoạn phôi thai. C. giai đoạn lão hoá. D. giai đoạn trưởng thành. Câu 18. Phát biểu nào sai khi nói về các thay đổi sinh lý ở nữ trong giai đoạn dậy thì A.Trứng chín và rụng. B. Xuất hiện kinh nguyệt. C. Tăng tiết hormone sinh dục nữ. D. Tinh hoàn bắt đầu sản xuất tinh trùng. Câu 19. Quá trình phát triển cơ thể của loài bướm trải qua bao nhiêu giai đoạn chính? A. 2 giai đoạn. B. 3 giai đoạn. C. 4 giai đoạn. D. 1 giai đoạn.
Câu 20. Các thay đổi về thể chất, trong giai đoạn dậy thì không có ở nam là A. Chiều cao tăng nhanh. B. Cơ quan sinh dục phát triển. C. Sụn giáp phát triển làm thay đổi giọng nói. D. Tuyến vú phát triển. Câu 21. Giai đoạn dậy thì có nhiều thay đổi về thể chất, tâm lý, sinh lý, nguyên nhân là do A. sự thay đổi môi trường sống. B. sự thay đổi môi trường học tập. C. sự thay đổi lượng hormone trong cơ thể. D. sự thay đổi về tuổi tác. Câu 22. Khi nói về giai đoạn sau sinh ở người, phát biểu nào sau đây sai? A. Sự phát triển ở người không qua biến thái. B. Dậy thì là giai đoạn sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ. C. Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể có nhiều thay đổi về thể chất, sinh lí và tâm lí. D. Ở giai đoạn dậy thì, cơ thể cần vận động để phát triển, nên cần ít thời gian ngủ. Câu 23. Các thay đổi về thể chất, trong giai đoạn dậy thì không có ở nam là A. Chiều cao tăng nhanh. B. Cơ quan sinh dục phát triển. C. Sụn giáp phát triển làm thay đổi giọng nói. D. Tuyến vú phát triển. Câu 24. Giai đoạn dậy thì có nhiều thay đổi về thể chất, tâm lý, sinh lý, nguyên nhân là do A. sự thay đổi môi trường sống. B. sự thay đổi môi trường học tập. C. sự thay đổi lượng hormone trong cơ thể. D. sự thay đổi về tuổi tác. Câu 25. Khi nói về giai đoạn sau sinh ở người, phát biểu nào sau đây sai? A. Sự phát triển ở người không qua biến thái. B. Dậy thì là giai đoạn sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ. C. Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể có nhiều thay đổi về thể chất, sinh lí và tâm lí. D. Ở giai đoạn dậy thì, cơ thể cần vận động để phát triển, nên cần ít thời gian ngủ. Câu 26. Quá trình sinh trưởng và phát triển của ếch (tính từ trứng đến ếch trưởng thành) trải qua bao nhiêu giai đoạn? A. 2 giai đoạn. B. 3 giai đoạn. C. 4 giai đoạn. D. 5 giai đoạn. Câu 27. Hợp tử phân chia nhiều lần thành phôi thông qua quá trình A. nhân đôi. B. nguyên phân. C. giảm phân. D. thụ tinh. Câu 28. Những tác nhân có hại trong không khí hoặc thức ăn như virus, …(1)…, nấm, kí sinh trùng… gây bệnh cho động vật dẫn đến …(2)… quá trình sinh trưởng và phát triển, thậm chí tử vong hàng loạt. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – vi khuẩn; 2 – kìm hãm. B. 1 – vi khuẩn; 2 – kích thích. C. 1 – tạp khuẩn; 2 – kìm hãm. D. 1 – tạp khuẩn; 2 – kích thích. Câu 29. Sinh trưởng và phát triển của chim bồ câu bắt đầu từ A. khi trứng nở đến khi chim trưởng thành và sinh sản được.
B. khi trứng nở ra đến khi già và chết. C. lúc trứng được thụ tinh và kéo dài đến lúc chim trưởng thành. D. hợp tử diễn ra trong trứng và sau khi trứng nở, kết thúc khi già và chết. Câu 30. Biện pháp nào sau đây không có tác dụng giáo dục giới tính A. Tìm hiểu những kiến thức về giới tính và sức khoẻ sinh sản từ những nguồn thông tin đáng tin cậy. B. Không nên quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành. C. Ngăn cấm không cho yêu sớm. D. Giáo dục giới tính từ sớm. Câu 31. Khi trẻ có dấu hiệu vỡ giọng, mọc ria mép chứng tỏ trẻ đang bước vào giai đoạn A. lão hoá. B. trưởng thành. C. trung niên. D. dậy thì. Câu 32. Giai đoạn nhộng trong vòng đời của bươm bướm là A. giai đoạn tích luỹ dinh dưỡng. B. giai đoạn có sự chuyển hoá bên trong diễn ra mạnh mẽ. C. giai đoạn thích nghi với chức năng sinh sản. D. giai đoạn trung gian tạo ra thế hệ sâu mới. Câu 33. Ở gia cầm, nhiệt độ …(1)… làm gia cầm …(2)… sinh trưởng và sản lượng trứng. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – thấp; 2 – giảm. B. 1 – thấp; 2 – tăng. C. 1 – cao; 2 – giảm. D. 1 – cao; 2 – tăng. Câu 34. Dưới đây là sơ đồ phát triển của sinh vật, hãy cho biết hình nào mô tả quá trình biến thái hoàn toàn?