PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 1400 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHTN 6 VẬT LÍ WORD.docx

1 Chủ đề: TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CỦA SỰ SỐNG Nội dung 1: TẾ BÀO – CẤU TẠO CHỨC NĂNG – SỰ LỚN LÊN & SINH SẢN PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Chọn phương án sai: Người ta thường sử dụng đơn vị đo độ dài là A. mét (m). B. kilômét (km). C. mét khối (m 3 ). D. đềximét (dm). Câu 2. Giới hạn đo của thước là A. độ dài lớn nhất ghi trên thước. B. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. C. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. D. độ dài giữa hai vạch bất kỳ ghi trên thước. Câu 3. Dụng cụ không được sử dụng để đo chiều dài là A. Thước dây. B. Thước mét. C. Thước kẹp. D. Compa. Câu 4. Đơn vị đo độ dài hợp pháp thường dùng ở nước ta là A. mét (m). B. xemtimét (cm). C. milimét (mm). D. đềximét (dm). Câu 5. Độ chia nhỏ nhất của một thước là A. số nhỏ nhất ghi trên thước. B. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước. C. độ dài giữa hai vạch dài, giữa chúng còn có các vạch ngắn hơn. D. độ lớn nhất ghi trên thước. Câu 6. Thước thích hợp để đo bề dày quyển sách Khoa học tự nhiên 6 là A. thước kẻ có giới hạn đo 10 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm. B. thước dây có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm. C. thước cuộn có giới hạn đo 3 m và độ chia nhỏ nhất 5 cm. D. thước thẳng có giới hạn đo 1,5 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm. Câu 7. Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để Chủ đề: CÁC PHÉP ĐO Nội dung 1: ĐO ĐỘ DÀI
2 A. lựa chọn thước đo phù hợp. B. đặt mắt đúng cách. C. đọc kết quả đo chính xác. D. đặt vật đo đúng cách. Câu 8. Cho biết thước ở hình bên có giới hạn đo là 8 cm. Hãy xác định độ chia nhỏ nhất của thước. A. 1 mm B. 0,2 cm C. 0,2 mm D. 0,1 cm Câu 9. Trên một cái thước có số đo lớn nhất là 30, số nhỏ nhất là 0, đơn vị là cm. Từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia làm 10 khoảng bằng nhau. Vậy GHĐ và ĐCNN của thước là A. GHĐ 30 cm, ĐCNN 1 cm. B. GHĐ 30 cm, ĐCNN 1 mm. C. GHĐ 30 cm, ĐCNN 0,1 mm. D. GHĐ 1 mm, ĐCNN 30 cm. Câu 10. Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước trong hình A. GHĐ 10 cm, ĐCNN 1 mm. B. GHĐ 20 cm, ĐCNN 1 cm. C. GHĐ 100 cm, ĐCNN 1 cm. D. GHĐ 10 cm, ĐCNN 0,5 cm. Câu 11. Để đo khoảng cách từ Trái Đất lên Mặt Trời người ta dùng đơn vị: A. Kilômét B. Năm ánh sáng C. Dặm D. Hải lí Câu 12. Thuật ngữ “Tivi 21 inches” để chỉ: A. Chiều dài của màn hình tivi. B. Đường chéo của màn hình tivi. C. Chiều rộng của màn hình tivi. D. Chiều rộng của cái tivi. Câu 13. Phát biểu đúng là A. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là khoảng cách giữa 2 vạch dài nhất liên tiếp của thước. B. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ đài lớn nhất ghi trên thước. C. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là khoảng cách giữa 2 vạch gần nhất liên tiếp của thước.
3 D. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là khoảng cách giữa 2 vạch ngắn nhất liên tiếp của thước. Câu 14. Để đo kích thước (dài, rộng, đày) của cuốn sách vật lý 6, ta dùng thước nào là hợp lý nhất trong các thước sau ? A. Thước có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm. B. Thước có giới hạn đo 50 cm và độ chia nhỏ nhất là l cm. C. Thước đo có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất l mm. D. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 cm. Câu 15. Để do chiều dài vải, người bán hàng phải sử dụng thước hợp lý là A. Thước cuộn. B. Thước kẻ. C. Thước thẳng (thước mét). D. Thước kẹp. Câu 16. Bố của Chi là thợ mộc, bố nhờ Chỉ mua 10 g đinh 5 phân. Đinh 5 phân có nghĩa là A. Chiều dài của đinh là 5cm. B. Chiều dài của đinh là 5 mm. C. Chiều dài của đỉnh là 5 dm. D. Chiều dài của đinh là 5 m. Câu 17. Để đo kích thước của chiếc bàn học, ba bạn Bình, Lan, Chi chọn thước đo như sau: Bình: GHĐ l,5 m và ĐCNN 1 cm. Lan: GHĐ 50 cm và ĐCNN 10 cm. Chi: GHĐ l,5 m và ĐCNN 10 cm. A. Chỉ có thước của Bình hợp lý và chính xác nhất. B. Chỉ có thước của Lan hợp lý và chính xác nhất. C. Chỉ có thước của Chi hợp lý và chính xác nhất. D. Thước của Bình và Chi hợp lý và chính xác nhất. Câu 18. Khi sử dụng thước đo ta phải: A. Chỉ cần biết giới hạn đo của nó. B. Chỉ cần biết độ chia nhỏ nhất của nó. C. Chỉ cần biết đơn vị của thước đo. D. Phải biết cả giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó. Câu 19. Khi đo độ dài một vật, người ta chọn thước đo: A. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp. B. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và không cần để ý đến ĐCNN của thước. C. Thước đo nào cũng được. D. Có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo vì có thể đo nhiều lần. Câu 20. Cho các bước đo độ dài gồm: (1) Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách; (2) Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp; (3) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
4 Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo độ dài là A. (1), (2), (3) B. (3), (2), (1) C. (2), (1), (3) D. (2), (3), (1) Câu 21. Cho các nguyên nhân gây ra sai số khi đo chiều dài của một vật là 1. Đặt thước không song song và cách xa vật. 2. Đặt mắt nhìn lệch. 3. Một đầu của vật không đặt đúng vạch số 0 của thước. 4. Dụng cụ đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp. 5. Đặt thước cách xa vật. Số nguyên nhân đúng gây ra sai số khi đo chiều dài vật là A. 1, 2, 4, 5. B. 1, 2, 3, 4. C. 2, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 5. Câu 22. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1mm để đo độ dài bảng đen. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi đúng là A. 2000 mm. B. 200 cm. C. 20 dm. D. 2 m. Câu 23. Khi đo chiều dài của một vật, cách đặt thước đúng là A. Đặt thước dọc theo chiều dài vật, một đầu nằm ngang bằng với vạch 0. B. Đặt thước dọc theo chiều dài của vật. C. Đặt thước vuông góc với chiều dài của vật. D. Đặt thước tùy ý theo chiều dài vật. Câu 24. Một bạn dùng thước đo diện tích tờ giấy hình vuông và ghi kết quả: 106 cm 2 . Bạn ấy đã dùng thước đo có ĐCNN là A. 1 cm B. 5 mm C. lớn hơn 1 cm D. nhỏ hơn 1 cm Câu 25. Kết quả đo chiều dài và chiều rộng của một tờ giấy được ghi là 29,5 cm và 21,2 cm. Thước đo đã dùng có độ chia nhỏ nhất là A. 0,1 cm B. 0,2 cm C. 0,5 cm D. 0,1 mm

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.