Nội dung text 10 MỞ BÀI, KẾT BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.docx
10 MỞ BÀI, KẾT BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI I. MỞ BÀI 1. Tôi từng được nghe kể về câu chuyện của thái tử Tất Đạt Đa (tức Thích Ca Mâu Ni) và hành trình đi tìm lí tưởng sống của người. Người đã phải băng qua nhiều núi, nhiều sông, thậm trí bỏ qua những vết thương rỉ máu trên da thịt để băng băng tiến về phía trước. Cho đến khi người dừng lại trên đỉnh đồi, nhặt mảnh thủy tinh cứa vào chân thì thiên nhiên bao la, hùng vĩ hiện lên trong khoảnh khắc ấy. Điều đó khiến ta nhận ra mình cần phải sống chậm lại; trân trọng những hạnh phúc nhỏ nhoi, bình dị như câu nói….(Nêu vấn đề) 2. Viktor Frankl, tác giả cuốn sách “Đi tìm lẽ sống” viết: “Đau khổ tự bản thân nó không mang ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa”. Hay Noah blumenthal cũng nói: “Là anh hùng hay là nạn nhân? Tất cả đều chỉ là góc nhìn mà thôi”. Quả thật, thế giới ta đang sống là tập hợp những biến số khôn lường! Ranh giới của đau khổ hay hạnh phúc, người hùng hay nạn nhân đều xuất phát từ quan niệm, tư tưởng của mỗi con người. Chính vì vậy…. đã nói… 3. Biển êm đềm, yên ả vẫn không tránh khỏi những ngày sóng gầm gào, cuộn xiết, trời lồng lộng trong xanh bỗng mây đen vần vũ, gió ào ào, và mưa như trút nước. Tạo hoá là thế và cuộc sống của con người cũng vậy, không phải lúc nào cũng “xuôi chèo mát mái”. Sẽ có lúc những “cú va đập” đột ngột khiến bạn choáng váng, chơi vơi và mất phương hướng. Bạn sẽ làm gì? Ngã quỵ vì kiệt sức rồi buông xuôi, chấp nhận? Né tránh hay đối mặt để tìm ra phương án tối ưu? Cuộc sống của bạn, sự thành công hay thất bại, hạnh phúc hay khổ đau, niềm vui hay nỗi buồn hoàn toàn phụ thuộc vào tư duy và cách giải quyết những vấn đề đó. 4. “Người ta buồn nhất, cô đơn nhất là khi ngủ dậy và khi ngoài trời nắng ráo mà không biết mình phải đi đâu, về đâu” (Nguyễn Ngọc Tư). Và có những ngày tôi cứ để lòng mình buông theo những “giọt nắng”, những nỗi niềm trong
chơi vơi, vô định đến như thế, nhất là khi chính bản thân tôi phải đứng giữa sự lựa chọn: con đường nào? Liệu tôi sẽ bước tiếp trên con đường mòn có sẵn hay dám dấn thân vào “con đường không có dấu chân người” để rồi tự mình chiêm nghiệm bài học về …. (sự kiên trì/sự nỗ lực/sự sáng tạo/ý chí vượt lên hoàn cảnh…) 5. “Nỗi đau là điều không thể tránh khỏi nhưng chịu đựng được nó hay không lại là một sự lựa chọn” (Haruki Murakami). Đối diện với những nỗi đau, bất hạnh trong cuộc sống, sự lựa chọn của mỗi chúng ta là gì? Là thích nghi để sinh tồn, là kiến tạo nên những giá trị để đời hay chấp nhận bỏ cuộc để rồi bị dòng thác lũ cuồn cuộn của bão tố cuộc đời trôi đi? Liệu đâu sẽ là câu trả lời đúng đắn cho đích đến cuối cùng của mỗi con người. Để trả lời cho câu hỏi đó, … đã nói rằng: “…”. 6. Jack Ma đã từng nói: “Hôm nay đầy rẫy những khó khăn, và ngày mai cũng không có điều gì dễ dàng. Nhưng sau ngày mai, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp.” Thật vậy, cuộc sống vốn không phải trải đầy hoa hồng dành riêng cho bất cứ một số phận nào. Chúng ta sinh ra đã được định sẵn phải trải qua thử thách, khó khăn để trưởng thành và khôn lớn. Tự bản thân chúng ta phải nhận định rõ rằng cuộc sống vốn là những chuỗi ngày gian nan, bước qua gian nan, cuộc sống sẽ chuyển sang màu hồng. Muốn kiếm tìm bất cứ một thành công nào cho bản thân mình, chúng ta phải can đảm đối diện với thử thách. (Nêu vấn đề) 7. Cuộc sống đâu giống trên phim ảnh, hoạt hình khi mà nhân vật chính chỉ “thoắt” đã biết lớn lên. Cuộc sống là cả một hành trình dài, con người tích luỹ trải nghiệm về nó mà trưởng thành. Quan trọng là người ta không phải chỉ gặp một sự mà từ bỏ, người ta nhận ra và bước qua như tinh thần câu nói…(Trích dẫn) 8. Tại sao Malala lại có thể trở thành một nhà hoạt động nữ quyền trong khi nhân quyền của bà còn từng không được bảo đảm? Tại sao Obama lại có thể trở thành tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ trong khi từng là nạn nhân của phân biệt chủng tộc? Lý do gì khiến Adexera tiếp tục hành trình trở thành nhà văn
khi tuổi thơ chịu nhiều đau khổ, bất hạnh? Phải chăng, bởi họ đã quên đi sự mất mát của bản thân để hướng tới những giá trị cao đẹp hơn và mang lại cho con người bài học về…. 9. Matin Luther King trong bài phát biểu của mình đã từng nói: “Cho dù ngày mai thế giới có tàn lụi, tôi vẫn muốn trồng cây táo của mình”. Câu nói ấy đã luôn trình hiện trong tâm trí tôi bài học về ….(tinh thần lạc quan/ ý chí vươn lên/ vượt qua nghịch cảnh, khó khăn…). Để rồi mai kia, cho dù thế giới chỉ còn lại đám tro tàn, tôi vẫn sẽ “trồng cây táo của mình” để nó đơm hoa và kết đọng thành những chùm quả ngọt ngào. Giống như câu nói của…(Nêu vấn đề) 10. Một triết gia đã từng nói: “Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người ngay từ thuở lọt lòng chẳng là gì cả. Nó làm như thế nào thì trở thành như thế ấy và nó làm bằng sự tự do của chính nó”. Có nghĩa là, bạn hoàn toàn có thể tự lựa chọn cách sống của mình để trở thành một bông hoa khoe sắc dưới ánh mặt trời hay một nhánh cỏ nhỏ bé núp dưới bóng cây rồi ra đi mà không ai hay biết. Tôi tin câu trả lời của bạn sẽ nằm ở vế thứ nhất. Và để làm được điều đó, bạn cần phải có cho mình….(Nêu vấn đề) giống như câu nói…. (Trích dẫn) II. KẾT BÀI 1. Hãy sống một cuộc đời có ý nghĩa bởi cuộc sống như một trang sách, kẻ ngu ngốc sẽ lật trang nhanh chóng mà chẳng để lại gì còn người khôn ngoan thì vừa đọc, vừa suy ngẫm vì biết rằng mình chỉ được sống một lần. Ý nghĩa của sự thành công không đo đếm bằng sự sống của bản thân mà bằng những trải nghiệm, những cống hiến của mình đối với cuộc đời. 2. Là một học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, có biết bao điều đang chờ đợi phía trước, có những lúc: "Tôi như trẻ nhỏ, ngồi bên hiên nhà Chờ xem thế kỉ tàn phai
Tôi như trẻ nhỏ, tìm nơi nương tựa Mà sao vẫn cứ lạc loài" ( Trịnh Công Sơn) Có những ngày tôi đã lặng lẽ và tồn tại nhạt nhòa trong sự u uất đầy bi lụy như thế. Nhưng cũng nhờ nó mà tôi hiểu về giá trị của tư duy tích cực cũng như cách đối diện với hoàn cảnh trong cuộc đời. Tôi nhận ra mình may mắn hơn vì đã luôn giữ vững tư duy tích cực và phản ứng với hoàn cảnh hợp lý. Điều đó đã giúp tôi rũ bỏ được xiềng xích của sự tiêu cực và sống đúng chứ không chỉ là tồn tại nhạt nhoà. Bạn thân mến, mong rằng chúng ta hãy đều như vậy, nhé! 3. “Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại” (Descartes). Vì trái đất này là hình cầu, chứ không phải hình vuông để cho con người ẩn náu trong mọi góc cạnh, vì cuộc đời vốn không hề bằng phẳng mà luôn có những biến động khôn lường nên con người không những cần trái tim mà cần có trí óc để tư duy, để tồn tại, để thích nghi và thay đổi. Chìa khóa của hạnh phúc nằm ở việc chúng ta luôn sẵn sàng phá vỡ giới hạn an toàn của chính mình để thiết lập nên những giá trị mới. Vậy ngày hôm nay, khi còn sục sôi trong những ngày tháng tuổi trẻ, khi còn mang trong mình những nhiệt huyết cháy bỏng của trái tim, tôi và bạn sẽ làm được gì đây? Hãy đặt tay lên trái tim và cảm nhận bằng suy nghĩ của mình! 4. Vẫn biết sáng – tối là quy luật của vũ trụ, tốt – xấu, thuận lợi – khó khăn là lẽ thường của cuộc đời, nhưng với tôi, một ngày còn hướng về ánh sáng, về những điều tốt đẹp trong cuộc sống là một ngày tôi sống vui, ý nghĩa, là một ngày tôi chinh phục thành công những thử thách, khó khăn, là một ngày tôi là chính tôi trong câu hát: “Niềm tin chiến thắng sẽ đưa ta đến bến bờ vui,… niềm tin chiến thắng luôn mãi trong tim mỗi chúng ta” (Trần Lập). 5. Einstein đã phát biểu như sau: "Nếu tôi chỉ có một giờ để trả lời một câu hỏi có thể quyết định sự sống hay cái chết của tôi, tôi sẽ dành 55 phút để xác định vấn đề và chỉ cần 5 phút để giải quyết nó". Nếu không có suy nghĩ sâu xa, tất cả