Nội dung text ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2025.pdf
Trang 1/6 – Mã đề 2007 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2025 - MÔN HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút (chưa kể thời gian phát đề) (Đề gồm 06 trang. Thí sinh không sử dụng tài liệu.) Cho nguyên tử khối (amu) của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; I = 127; Au = 197. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong quá trình làm thí nghiệm, một bạn sinh viên vô tình để dây nitric acid đặc lên móng tay. Tại chỗ bị dính acid, móng tay chuyển thành màu vàng. Điều này là do acid đã phản ứng với protein nào có trong móng tay? A. Hemoglobin. B. Albumin. C. Collagen. D. Keratin. Câu 2. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có số electron độc thân là lớn nhất? A. K (Z=19). B. Sc (Z=21). C. Cr (Z=24). D. Br (Z=35). Câu 3. Carbohydrate nào sau đây chỉ tồn tại ở dạng mạch vòng mà không có dạng mạch hở hay dạng mở vòng? A. Saccharose. B. Maltose. C. Glucose. D. Fructose. Câu 4. Ketamine (còn được gọi là ke) là một sản phẩm thuốc gây mê đã từng được cấp phép vào năm 1970 bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) dành cho người và thú y, với công dụng nhanh tức thời để giảm đau cấp tính, mãn tính, gây tê, giảm căng thẳng sau khi bị chấn thương. Tuy nhiên, do những phản ứng phụ khi sử dụng như có ảo giác và tính chất gây nghiện nên sau đó loại thuốc này đã bị cấm sử dụng trên toàn cầu, và liệt kê là một trong các loại chất ma túy tổng hợp. Công thức cấu tạo của ketamine như sau: Cho các phát biểu sau: (a) Công thức phân tử của ketamine là C12H16NOCl. (b) Phân tử khối của ketamine là 238. (c) Trong môi trường acid, ketamine chuyển thành dạng muối hydrochloride. (d) Trên nguyên tử nitrogen còn 1 cặp electron chưa liên kết. (e) 1 mol ketamine phản ứng tối đa với 4 mol khí hydrogen dưới xúc tác Nickel. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 5. Độ bền của một phức chất được đặc trưng bởi hằng số bền (Kf) của phức chất đó, Kf càng lớn thì phức chất càng bền. Cho hằng số bền của một số phức chất của ion Ag+ như sau: Phức chất [Ag(NH3 )2 ] + [Ag(CN)2 ] − [Ag(S2O3 )2 ] 2− [AgCl2 ] − Kf 1,0.108 7,08.1019 2,8.1013 1,1.105 Phản ứng thế phối tử nào sau đây xảy ra thuận lợi nhất? A. [AgCl2 ] − + 2 CN − ⇌ [Ag(CN)2 ] − + 2 Cl − B. [Ag(NH3 )2 ] + + 2 CN − ⇌ [Ag(CN)2 ] − + 2 NH3 C. [AgCl2 ] − + 2 S2O3 2− ⇌ [Ag(S2O3 )2 ] 2− + 2 Cl − D. [Ag(NH3 )2 ] + + 2 S2O3 2− ⇌ [Ag(S2O3 )2 ] 2− + 2 NH3 Câu 6. Teflon, hay còn biết đến với tên thương mại PTFE (Polytetrafluoroethylene), được tìm ra vào năm 1938 khi một số nhà hóa học làm việc cho công ty DuPont (Mỹ) tìm kiếm một loại chất làm lạnh CFC mới. Trong công nghiệp, teflon được tổng hợp bằng phản ứng nào? A. Trùng ngưng. B. Cộng fluorine vào mạch carbon. C. Thế fluorine vào mạch carbon. D. Trùng hợp. Sử dụng đoạn thông tin dưới đây để trả lời câu 7-8: Oxygen difluoride (OF2) là một hợp chất đặc biệt trong đó oxygen mang số oxy hóa +2. Oxygen difluoride có phản ứng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường như sau: OF2 + H2O → 2 HF + O2 ΔrH298 0 = −79 kcal/mol Cho năng lượng các liên kết như sau: Liên kết O-H H-F O=O Eb (kcal/mol) 111 135 119 Mã đề 2007
Trang 2/6 – Mã đề 2007 Câu 7. Năng lượng của liên kết O-F là A. 22 kcal/mol. B. 44 kcal/mol. C. 246 kcal/mol. D. 123 kcal/mol. Câu 8. Phản ứng này cần thực hiện trong bình chứa làm bằng vật liệu gì? A. Bình kim loại B. Thủy tinh chịu nhiệt. C. Bình gốm sứ. D. Nhựa nhiệt rắn. Câu 9. Cho thế khử tiêu chuẩn của các cặp Zn2+/Zn và Br2/2Brlần lượt là -0,76 V và 1,10 V. Khi điện phân hoàn toàn dung dịch ZnBr2 1 M thì các sản phẩm thu được ở cả 2 điện cực là A. Zn (s), Br2 (aq), O2 (g) B. Zn (s), Br2 (aq), H2 (g) C. H2 (g), Br2 (aq), O2 (g). D. Zn (s), H2 (g), O2 (g). Câu 10. Ở nhiệt độ dưới 912oC, sắt tồn tại ở dưới dạng thù hình α, hay còn gọi là ferrite. Tính chất bền nhiệt và tính từ của sắt ở nhiệt độ thường là do dạng thù hình này. Cấu trúc mạng tinh thể của α-Fe như ở hình bên. Kiểu mạng tinh thể của α-Fe là A. Lập phương tâm mặt. B. Lập phương tâm khối. C. Lục phương. D. Lập phương. Câu 11. Thành phần của sơn gồm các chất kết dính, bột màu, chất phụ gia, chất độn và dung môi hòa tan. Khi sơn lên một bề mặt, dung môi bay hơi đi, để lại các thành phần khác kết dính với nhau trên bề mặt đó. Một công ty thực hiện khảo sát để lựa chọn dung môi tốt nhất cho một loại sơn mới. Dung môi Acetone Hexane Butanone Isopropanol Tốc độ bay hơi (kg.m-2 .h) 10,72 4,69 4,24 1,19 Để đạt được thời gian khô sơn là ngắn nhất thì nên dùng dung môi nào để pha sơn? A. Hexane. B. Isopropanol. C. Acetone. D. Butanone. Câu 12. Phản ứng khử hóa acetone thành isopropanol với tác nhân LiAlH4 xảy ra như sau: Cơ chế của phản ứng xảy ra như sau: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Ở giai đoạn (2), nguyên tử O nhường 1 cặp electron vào orbital trống của nguyên tử Al. B. Ở giai đoạn (1) có đồng thời sự hình thành liên kết σ và sự phá vỡ liên kết π. C. Trong ion AlH4 - có 1 liên kết cho-nhận từ nguyên tử Al tới ion H- . D. Trong giai đoạn (3), chất trung gian là một base theo thuyết Bronsted-Lowry. Câu 13. Sau khi ăn sắn, một số người có thể bị say sắn, hay ngộ độc sắn, là do trong sắn có một lượng nhỏ các cyanohydric glycoside, khi vào cơ thể con người chuyển hóa thành cyanohydric acid (HCN). Để giải ngộ độc do sắn, ta có thể cho người bị ngộ độc uống A. Nước muối. B. Rượu. C. Nước đường. D. Nước chanh. Câu 14. Màu của các loại pháo hoa là do cation kim loại của muối có mặt trong loại pháo hoa đó. Để tạo pháo hoa có màu cam khi nổ, cần phải sử dụng muối có chứa cation A. Ba2+ . B. Ca2+ . C. K+ . D. Li+ . Câu 15. Vào những năm 1980, trong quá trình kiểm tra bảo trì Tượng Nữ thần Tự do (Mỹ), người ta phát hiện có sự ăn mòn xảy ra giữa lớp vỏ đồng ở ngoài và phần khung sắt non (hợp kim của sắt chứa < 0,05% C). Nhận định nào sau đây là đúng? A. Kim loại bám lên khung sắt non là đồng. B. Chỉ xảy ra sự ăn mòn hóa học. C. Đồng là anode, sắt là cathode. D. Đồng bị oxi hóa, sắt bị khử. Câu 16. 2-aminopropanoic acid là tên thay thế của amino acid nào? A. Glycine B. Valine. C. Lysine. D. Alanine.