PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text bài 14. Một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử.docx

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 14: MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu: - Một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử. - Một số dịch vụ phổ biến trong xã hội có ứng dụng kĩ thuật điện tử. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tìm hiểu khái quát về kĩ thuật điện tử. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Chủ động học tập, tích cực giao tiếp và hợp tác nhóm để giải quyết các nhiệm vụ trong quá trình tìm hiểu về một số ngành nghề và dịch vụ thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử. - Năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng: Vận dụng kiến thức về một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử để lựa chọn nghề cho bản thân. Năng lực công nghệ: - Nhận biết được tên một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử. - Kể tên và mô tả được một số dịch vụ phổ biến trong xã hội có ứng dụng kĩ thuật điện tử. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ học tập, thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng internet để mở rộng hiểu biết về nghề nghiệp và dịch vụ trong lĩnh vực kĩ thuật điện tử. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên: - Máy chiếu, máy tính.
- Các hình ảnh trong SGK Bài 14. - Video giới thiệu về một số ngành nghề và dịch vụ thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử. - SGK, SGV Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử. 2. Đối với học sinh: - SGK Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử. - Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS huy động được khả năng quan sát và sự hiểu biết để tìm hiểu về ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử. b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy cho biết ngành nghề của những người lao động trong Hình 14.1. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình, hoạt động cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, gợi ý câu trả lời cho HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
Gợi ý trả lời: + Hình 14.1a: Lập trình viên. + Hình 14.1b: Bảo dưỡng, lắp ráp. - Các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học mới: Sự phát triển mạnh mẽ và đầy triển vọng của kĩ thuật điện tử tạo ra nhiều cơ hội việc làm và dịch vụ trong lĩnh vực này. Nghề nghiệp và dịch vụ trong lĩnh vực kĩ thuật điện tử rất đa dạng, với nhiều hình thức khác nhau. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một số ngành nghề và dịch vụ trong lĩnh vực kĩ thuật điện tử. Chúng ta cùng tìm hiểu – Bài 14: Một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử a. Mục tiêu: HS nêu được một số đặc điểm chính, công việc chính của ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử. b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.67-70 và trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số đặc điểm chính, công việc chính của ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu ngành nghề thiết kế thiết bị điện tử Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 14.2. I. Ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử 1. Thiết kế thiết bị điện tử - Thiết kế thiết bị điện tử gồm các công việc nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức về toán, vật lí và kĩ thuật điện tử, sử dụng các linh kiện điện tử,
- GV yêu cầu HS dựa vào hình kết hợp nghiên cứu thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi: Kể tên một số công việc của ngành thiết kế thiết bị điện tử. - GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi vận dụng: Công việc thiết kế thiết bị điện tử thường được thực hiện ở đâu? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: * Trả lời câu hỏi của GV (DKSP). - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập mạch tích hợp,… để thiết kế ra các sản phẩm điện tử công nghiệp, điện tử dân dụng phục vụ cho sản xuất và đời sống. - Sản phẩm: hồ sơ thiết kế gồm bản vẽ thiết kế và các tài liệu có liên quan. - Nơi thực hiện: các viện nghiên cứu, trường đại học, công ty tư vấn, chế tạo thiết bị điện tử, các doanh nghiệp của mạng điện thoại di động, mạng truyền hình số, Internet,… - Người thực hiện: các kĩ sư điện tử với sự hỗ trợ của các kĩ thuật viên kĩ thuật điện tử.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.