PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bộ 35 đề học sinh giỏi hóa 11 cấu trúc mới - Có đáp án - ĐỀ 29/35.pdf

Trang 1/19 ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 29/35 KỲ THI THỬ CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2025 – 2026 Môn thi: HOÁ HỌC Thời gian làm bài: 150 phút, không kể phát đề Đề thi gồm 7 trang Phần I: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn (6,0 điểm) Câu 1. Cho các phát biểu sau: (1) Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là: Nhiệt độ, nồng độ, áp suất, chất xúc tác, diện tích bề mặt. (2) Cân bằng hóa học là cân bằng động. (3) Khi thay đổi trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch, cân bằng sẽ chuyển dịch về phía chống lại sự thay đổi đó. (4) Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là: Nhiệt độ, nồng độ, áp suất. (5) Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau. (6) Phản ứng bất thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 1 chiều xác định. (7) Cân bằng hóa học là trạng thái mà phản ứng đã xảy ra hoàn toàn. (8) Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, lượng các chất sẽ không đổi. (9) Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, phản ứng dừng lại. Số phát biểu đúng là A. 7. B. 8. C. 6. D. 5. Câu 2. Trộn các dung dịch Ba(HCO3)2 và NaOH có cùng nồng độ mol/l theo tỷ lệ thể tích là 1 : 2, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và kết tủa Y. Các ion trong dung dịch X là (Bỏ qua sự điện li của nước và sự thủy phân của các ion) A. Na+ và CO3 2- . B. Na+ và OH- . C. Na+ và HCO3 - . D. Na+ , HCO3 - và CO3 2- . Câu 3. Mỗi loại cây trồng sẽ phát triển tốt nhất trong một khoảng pH của đất xác định: cà chua, xà phòng cần giá trị pH khoảng 6,0 – 7,0; cải bắp cần giá trị pH khoảng 6,5 – 7,0; khoai tây cần giá trị pH khoảng 5,0 – 6,0,... Đất nhiễm phèn có pH trong khoảng 4,5 – 5,0. Để cải tạo loại đất này người ta thường sử dụng chất nào sau đây? A. Vôi sống. B. Phèn chua. C. Muối ăn. D. Thạch cao Câu 4 . Cho các phát biểu sau:(1) CO2 là chất gây nên hiệu ứng nhà kính, làm cho Trái Đất bị nóng lên. (2) Canxi cacbonat (CaCO3) tinh khiết là chất bột màu trắng, nhẹ, được dùng làm chất độn trong một số ngành công nghiệp. (3) Natri cacbonat khan (Na2CO3, còn gọi là sô-đa khan) được dùng trong công nghiệp thuỷ tinh, đồ gốm, bột giặt, ... (4) Natri hiđrocacbonat (NaHCO3) được dùng trong công nghiệp thực phẩm. NaHCO3 còn được dùng làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày (thuốc muối nabica). Số phát biểu đúng làA. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 5. Sulfur dioxide là một trong các tác nhân gây mưa acid, phát thải chủ yếu từ các quá trình đốt cháy nhiên liệu như than đá, xăng, dầu ...Một nhà máy nhiệt điện than sử dụng hết 6000 tấn than đá/ngày, có thành phần chứa 0,8% sulfur về khối lượng để làm nhiên liệu. Giả thiết có 1% lượng khí SO2 tạo ra khuếch tán vào khí quyển rồi bị chuyển hoá thành sulfuric acid trong nước mưa theo sơ đồ:

Trang 3/19 Câu 9. Để xác định nồng độ ion calcium trong một mẫu dung dịch, người ta lấy mẫu đó cho ion calcium kết tủa dưới dạng calcium oxalate (CaC2O4) rồi cho calcium oxalate tác dụng với dung dịch potassium permanganate trong môi trường acid theo phản ứng sau: KMnO4+ CaC2O4 + H2SO4 ⎯⎯→ CaSO4 + K2SO4 + MnSO4 + CO2 + H2O Giả sử calcium oxalate kết tủa từ 1mL mẫu tác dụng vừa hết với 2,05mL dung dịch potassium permanganate (KMnO4) 4,88.10-4M. Xác định nồng độ ion calcium trong mẫu đó bằng đơn vị mg Ca2+/100mL. A. 12,5 B. 10,0 C. 9,8 D. 14,2 Câu 10. Folic acid (hay Vitamin B9) cần thiết cho dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể người. Folic acid có vai trò sinh học trong việc tạo ra tế bào mới và duy trì chúng. Chính vì có tác dụng giúp tái tạo tế bào như vậy mà Folic acid có thể được sử dụng để phục hồi sinh lực cho các cơ quan nội tạng sau mỗi sự cố thiếu máu hay tổn thương nội tạng tế bào. Biết Folic acid có công thức phân tử C19H19N7O6. Trong công thức cấu tạo dưới đây, chỉ một trong các vị trí được đánh dấu (khoanh bằng đường nét đứt) đã được làm sai Vị trí đã được làm sai là A. (2). B. (3). C. (4). D. (1). Câu 11. Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành một số thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau: Dung dịch (1) (2) (4) (5) (1) khí thoát ra có kết tủa (2) khí thoát ra có kết tủa có kết tủa (4) có kết tủa có kết tủa (5) có kết tủa Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là A. H2SO4, NaOH, MgCl2. B. H2SO4, MgCl2, BaCl2. C. Na2CO3, BaCl2, NaOH. D. Na2CO3, NaOH, BaCl2.
Trang 4/19 Câu 12. Công thức cấu tạo sau có tên gọi là: CH3 CH2 CH CH2 CH CH3 CH3 CH2 CH2 CH3 A. 2-methyl-3-butyl pentane. B. 3-Ethyl-2-methyl heptane. C. 3-isopropyl heptane. D. 2-Methyl-3-ethyl heptane Câu 13. Cho hỗn hợp X gồm a mol phosphorus và b mol sulfur. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 đặc lấy dư 20% so với lượng cần dùng thu được dung dịch Y. Số mol NaOH cần dùng để trung hòa hết dung dịch Y là A. (1,2a + 3b). B. (3a + 2b). C. (3,2a + 1,6b). D. (4a + 3,2b). Câu 14. Phổ khối lượng của zirconium được biểu diễn như hình sau đây (điện tích z của các ion đồng vị zirconium đều bằng +1). Số lượng đồng vị bền và nguyên tử khối trung bình của zirconium là: A. 5 đồng vị, nguyên tử khối trung bình bằng 92,60. B. 5 đồng vị, nguyên tử khối trung bình bằng 91,32. C. 4 đồng vị, nguyên tử khối trung bình bằng 91,18. D. 4 đồng vị, nguyên tử khối trung bình bằng 92,00. Câu 15. Cho X, Y, Z, M là các kim loại. Thực hiện các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1 M + dung dịch muối X → kết tủa + khí Thí nghiệm 2 X + dung dịch muối Y → Y Thí nghiệm 3 X + dung dịch muối Z: không xảy ra phản ứng Thí nghiệm 4 Z + dung dịch muối M: không xảy ra phản ứng Chiều tăng dần tính khử của các kim loại X, Y, Z, M là A. Y < X < M < Z. B. M < Z < X < Y. C. Y < X < Z < M. D. Z < Y < X < M.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.