Nội dung text Bài 12. Đại cương polime - HS.pdf
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 4. POLYMER 1 Câu 1. 1. Khái niệm: Trùng hợp ethylene tạo thành polyethylene (PE) nCH2=CH2 o ⎯⎯⎯→ t ,xt,p (CH CH ) 2 2 − n ethylene polyethylene (monomer) (polymer) Polymer là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắc xích) liên kết với nhau tạo nên. Monomer là những phân tử nhỏ, phản ứng với nhau để tạo nên polymer. 2. Danh pháp: Các polymer đơn giản có tên gọi chung như sau: Dưới đây là công thức cấu tạo và tên gọi của một số polymer thường gặp: 3. Phân loại: Thiên nhiên Tổng hợp Nhân tạo (bán tổng hợp) Nguồn gốc thiên nhiên VD: cao su thiên nhiên, cellulose, bông, tơ tằm... Do con người tổng hợp nên VD: polyethylene, poly (vinyl chloride), capron,.... Lấy polime thiên nhiên chế biến một phần thành polime mới. VD: tơ acetate, tơ visco, ...
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 4. POLYMER 2 Ví dụ 1. Cho các phát biểu sau về polymer: a. Polymer là những hợp chất hữu cơ có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau. b. Polyethylene (CH CH ) 2 2 − n do các mắt xích –CH2– liên kết với nhau. c. Monomer là những phân tử lớn, phản ứng với nhau tạo polymer. d. Hệ số n trong phân tử polymer được gọi là hệ số polymer hóa. Trong các ý a), b), c), d) chọn đúng hoặc sai Ví dụ 2. Chất nào dưới đây thuộc loại polymer? A. Benzyl acetate. B. Glucose. C. Saccharose. D. Cellulose. Ví dụ 3. Hãy xác định các monomer tương ứng dùng để tổng hợp các polymer sau: PE, PS, PVC, PPF và tơ capron. Ví dụ 4. Viết công thức cấu tạo và gọi tên polymer được tổng hợp từ monomer sau: a) propylene. b) methyl methacrylate. Ví dụ 5. Polymer nào sau đây trong thành phần chỉ gồm hai nguyên tố carbon và hydrogen? A. Poly(phenol-formaldehyde). B. Poly(methyl methacrylate). C. Polystyrene. D. Nylon-6,6. Ví dụ 6. Cho các polymer sau: tinh bột, tơ tằm, PE, PVC, capron, nylon-6,6, tơ cellulose acetate, tơ visco. Hãy cho biết những polymer nào là polymer thiên nhiên, tổng hợp và nhân tạo. Ví dụ 7. Cho các đoạn mạch polymer sau: Hãy viết các công thức chung của các polymer trên và cho biết chúng được tạo ra từ những monomer nào? Hầu hết polymer là những chất rắn, không bay hơi, không bị nóng chảy hoặc nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ khá rộng. Các polymer bị nóng chảy khi đun nóng được gọi là polymer nhiệt dẻo (PPE, PP, PVC,...). Các polymer không bị nóng chảy mà bị phân huỷ bởi nhiệt được gọi là polymer nhiệt rắn (PPF,...). Hầu hết polymer không tan trong nước, một số tan được trong dung môi hữu cơ. Tính chất vật lí của polymer thường phụ thuộc vào cấu tạo: nhiều polymer có tính dẻo (PE, PP (polypropylene),...); một số polymer có tính đàn hồi (polyisoprene, polybuta-1,3-diene,...); một số polymer khác có tính dai, bền và có thể kéo sợi (capron, nylon-6,6,...). Nhiều polymer có tính cách điện (PE, PVC,...); một số polymer có tính bán dẫn.