PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Giáo án Văn 9 Cánh diều -Kì 2.pdf

1 Giáo án Văn 9 Cánh diều – tailieugiaovien.edu.vn – zalo 0969 325896 Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../.... BÀI 6: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN TRINH THÁM ................................ Môn: Ngữ văn 9 – Lớp: Số tiết: ... tiết. MỤC TIÊU CHUNG BÀI 6: - Nhận biết và phân tích được chủ đề, thông điệp mà văn bản truyện truyền kì, truyện trinh thám muốn gửi đến người đọc thông qua một số yếu tố hình thức nghệ thuật như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện,...; thấy được tác động của văn bản đối với người đọc. - Có hiểu biết về cách biến đổi, mở rộng cấu trúc câu và áp dụng được vào hoạt động nói, viết. - Viết được một truyện kể sáng tạo; sử dụng được các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi viết truyện. - Biết kể một câu chuyện tưởng tượng (có bối cảnh, nhân vật, cốt truyện,...) và lắng nghe, trao đổi về nội dung, nghệ thuật của câu chuyện được kể. - Cảm thông với những người có số phận kém may mắn; có ý thức đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu; không tham lam, hưởng thụ trên nỗi đau của người khác.
2 Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../.... TIẾT: VĂN BẢN 1: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận biết và phân tích được chủ đề, thông điệp mà văn bản truyện truyền kì muốn gửi đến người đọc thông qua một số yếu tố hình thức nghệ thuật như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện,... - Thấy được tác động của văn bản đối với người đọc. 2. Năng lực Năng lực chung - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Năng lực đặc thù - Nhận biết và phân tích được chủ đề, thông điệp mà văn bản truyện truyền kì muốn gửi đến người đọc thông qua một số yếu tố hình thức nghệ thuật như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện,... - Thấy được tác động của văn bản đối với người đọc. 3. Phẩm chất - Cảm thông với những người có số phận kém may mắn; có ý thức đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên
3 - Giáo án; - SGK, SGV Ngữ văn 9; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm; - Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà; 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Ngữ văn 9. - Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học... - Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, chia sẻ hiểu biết của em về vị thế của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share và chia sẻ: Nêu hiểu biết của em về vị thế của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao. - GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá.
4 - Gợi mở: Vị thế của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến: không được coi trọng, bị phân biệt, bị đối xử thiếu công bằng. Cả cuộc đời của họ vẫn mãi bị trói buộc bởi đạo tam tòng: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con). - GV dẫn dắt vào bài học mới: Viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến có rất nhiều tác giả với nhiều góc nhìn cũng như cách tiếp cận khác nhau. Điểm giao nhau giữa các tác phẩm đó chính là số phận hẩm hiu, nỗi buồn man mác của những con người thấp cổ bé họng, bị coi như những công cụ, những món đồ trao đổi ngược xuôi và kết cục buồn thảm của cảnh đời bất hạnh. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một tác phẩm, một số phận của người phụ nữ phong kiến dưới ngòi bút của tác giả Nguyễn Dữ - Chuyện người con gái Nam Xương. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề thể loại các tác phẩm có trong chủ đề. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Truyện truyền kì và truyện trinh thám. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Truyện truyền kì và truyện trinh thám. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS: + Đọc phần Giới thiệu bài học, khái quát chủ đề Truyện truyền kì và truyện trinh thám. + Nêu tên và thể loại các VB đọc chính và thực hành đọc hiểu được học trong I. Giới thiệu bài học - Chủ đề Truyện truyền kì và truyện trinh thám: Gồm VB truyện truyền kì đề cập đến những đặc điểm cơ bản nhất của truyện truyền kì và vai trò của trí tưởng tượng, khắc họa chân dung những số phận người phụ nữ với phẩm chất, đức hạnh đáng trân trọng. Bên cạnh đó là VB

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.