PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 70. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Vật Lí - Cụm liên trường Ninh Bình.docx

ĐỀ VẬT LÝ CỤM LIÊN TRƯỜNG NINH BÌNH 2024-2025 Cho biết: 11T(K)tC273;R8,31 J mol K PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án Câu 1: Trong đàn ghi ta điện, người ta ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ để A. tạo ra âm thanh to hơn và đồng thời tạo ra nhạc âm từ dây đàn. B. tạo ra dòng điện xoay chiều trên dây đàn nhờ vào chuyển động của dây đàn trong từ trường. C. chuyển đổi dao động cơ học của dây đàn thành tín hiệu điện. D. tạo họa âm đồng thời làm âm to lên giúp âm có nhạc điệu ta gọi là nhạc âm. Câu 2: Khi ôtô đóng kín cửa để ngoài trời nắng nóng, nhiệt độ không khí trong xe tăng rất cao so với nhiệt độ bên ngoài, làm giảm tuổi thọ các thiết bị trong xe. Nguyên nhân gây ra sự tăng nhiệt độ này là do A. thể tích khối khí trong ôtô thay đổi nên nhiệt lượng mà khối khí trong ôtô nhận được chủ yếu làm tăng nội năng của khối khí. B. thể tích khối khí trong ôtô không đổi nên nhiệt lượng mà khối khí trong ôtô nhận được chủ yếu làm giảm nội năng của khối khí. C. thể tích khối khí trong ôtô thay đổi nên nhiệt lượng mà khối khí trong ôtô nhận được chủ yếu làm tăng nội giảm của khối khí. D. thể tích khối khí trong ôtô không đổi nên nhiệt lượng mà khối khí trong ôtô nhận được chủ yếu làm tăng nội năng của khối khí. Câu 3: Sóng dừng trên dây hai đầu cố định chiều dài 150 cm , bước sóng 50 cm. Trên dây có số nút sóng (kể cả hai đầu) là A. 9 nút. B. 3 nút. C. 6 nút. D. 7 nút. Câu 4: Một vật dao động điều hòa theo phương trình 4cos()()xtcm . Quãng đường vật đi được giữa hai lần liên tiếp mà tốc độ của vật bằng 0 là A. 16 cm. B. 12 cm. C. 8 cm. D. 4 cm. Câu 5: Trong thí nghiệm kiểm chứng lại định luật Boyle (Bôi-lơ), việc dịch chuyển pit-tông từ từ nhằm mục đích gì? A. Dễ quan sát thí nghiệm. B. Giữ nhiệt độ khí không đổi. C. Không làm hỏng dụng cụ thí nghiệm. D. Áp suất, thể tích thay đổi từ từ. Câu 6: Cho mạch điện như hình bên. Biết 123E12 V;r1;R3;RR 4 . Bỏ qua điện trở của dây nối. Công suất tiêu thụ điện của 1R là A. 12,0 W . B. 4,5 W . C. 6,0 W . D. 9,0 W . Câu 7: Máy gia tốc có thể cho các hạt mang điện tới tốc độ đủ lớn rồi cho va chạm (hay còn gọi là tán xạ) với hạt khác mà người ta gọi là hạt bia tạo ra hạt mới để tìm hiểu cấu trúc của vật chất. Trong một quá trình tán xạ như vậy, người ta cho các hạt mới sinh ra đi qua điện trường đều E→ để kiểm tra điện tích của chúng và xác định được quỹ đạo như hình vẽ. Cho biết nhận định nào sau đây là đúng? A. hạt (2) mang điện âm và hạt (3) mang điện dương. B. hạt (1) không mang điện và hạt (2) mang điện âm. C. hạt (1) và hạt (2) mang điện dương. D. hạt (1) không mang điện và hạt (3) mang điện âm. Câu 8: Khi nói về phóng xạ phát biểu nào sau là không đúng? A. Hiện tượng phóng xạ xảy ra theo tính ngẫu nhiên. B. Hiện tượng phóng xạ tuân theo định luật phóng xạ. C. Hiện tượng phóng xạ phụ thuộc vào nhiệt độ chất phóng xạ. D. Phóng xạ là trường hợp riêng của phản ứng hạt nhân. Câu 9: Khi đun nóng một khối khí chứa trong một bình kín có thể tích cố định, áp suất chất khí tăng lên vì A. các phân tử khí dãn nở và trở nên nặng hơn, vì thế chúng va chạm nhau mạnh hơn.
B. các phân tử khí chuyển động nhanh hơn, chúng va chạm với thành bình mạnh và nhiều hơn. C. các phân tử khí va chạm vào thành bình mạnh hơn nhưng ít thường xuyên hơn. D. các phân tử khí có ít không gian chuyển động hơn, nên chúng va chạm nhau thường xuyên hon. Câu 10: Một khung dây hình chữ nhật, kích thước 30 cm20 cm , được đặt trong một từ trường đều có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây và có cảm ứng từ là 0,1 T . Cho dòng điện có cường độ 5 A chạy qua khung dây dẫn này. Độ lớn lực từ tổng hợp tác dụng lên khung dây là A. 0 N. B. 0,15 N . C. 0,1 N . D. 0,5 N . Câu 11: Hình nào sau đây biểu diễn đúng hướng của véctơ cảm ứng từ tại các điểm M và N trong từ trường của dây dẫn thẳng dài mang dòng điện I , biết M,N nằm đối xứng nhau qua dây dẫn? A. Hình 3. B. Hình 4. C. Hình 2. D. Hình 1. Câu 12: Cho rằng khi luộc trứng nó chín khi nước phải đạt 100C . Vậy ở trên núi cao người ta A. có thể luộc chín trứng trong khi nước chưa sôi vì ở đó nước sôi ở nhiệt độ cao hơn 100C nên chưa cần sôi nước đã đạt 100C và trứng đã chín. B. không thể luộc chín trứng trong nước sôi vì áp suất trên đó nhỏ hơn áp suất chuẩn nên nước sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100C C. không thể luộc chín trứng vì ở trên đó nước không thể sôi do áp suất trên đó nhỏ hơn áp suất chuẩn nên nước không đạt nhiệt độ 100C nên nước không sôi. D. có thể luộc chín trứng trong nước sôi nhanh hơn so với mặt đất vì ở đó nước sôi ở nhiệt độ cao hơn 100C Câu 13: Cho p là áp suất, V là thể tích, T(K) là nhiệt độ tuyệt đối của một lượng khí lí tưởng xác định. Hình nào dưới đây biểu diễn quá trình biến đổi trạng thái của lượng khí đó khác với các hình còn lại? A. Hình 2. B. Hình 3. C. Hình 1. D. Hình 4. Câu 14: Ngày 26/1/2024 tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát lệnh đóng tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên Leningrad tại nhà đóng tàu Baltic ở Saint Petersburg. Nó được trang bị cơ sở năng lượng gồm một lò phản ứng RITM-200 cho công suất 175 MW. Tàu dùng năng lượng phân hạch của hạt nhân 235U ; trung bình mỗi phân hạch tỏa ra 200 MeV ; nhiên liệu dùng trong lò là 235U làm giàu đến 12,5% (tính theo khối lượng); hiệu suất của lò là 30% . Khi tàu làm việc liên tục trong 1 tuần thì khối lượng nhiên liệu đã tiêu thụ gần nhất với giá trị nào sau? A. 68 kg B. 34 kg C. 51 kg D. 102 kg Câu 15: Khi để một cốc nước lạnh ngoài không khí nếu ta cầm vào bên ngoài cốc sẽ thấy có một lớp nước rất mỏng trên đó là do A. nước từ trong cốc thấm ra. B. hơi nước từ tay ta bốc ra. C. mồ hôi của tay chảy ra đọng trên đó. D. hơi nước từ không khí ngưng tụ trên đó.
Câu 16: Ernest Rutherford (E-nớt Rơ-dơ-pho) đã thí nghiệm bắn các hạt  vào một lá vàng mỏng (Hình a). Trong thí nghiệm này, Rutherford sử dụng các lá vàng có độ dày chỉ khoảng 610 m . Các hạt  có khối lượng bằng 7300 lần khối lượng hạt electron và mang điện tích +2 e. Kết quả thí nghiệm thực tế cho thấy, sau khi được bắn vào lá vàng mỏng, hầu hết các hạt  đi thẳng nhưng có một số hạt bị lệch so với hướng truyền ban đầu (bị tán xạ) với các góc lệch khác nhau. Trong đó, có nhưng hạt  bị lệch ở góc lớn hơn 90 (Hình b). Thí nghiệm này được gọi là thí nghiệm tán xạ hạt  .Từ đó, Rutherford rút ra kết luận nào sau đây? A. Phần lớn không gian bên trong nguyên tử là đặc, toàn bộ điện tích âm trong nguyên tử chỉ tập trung lại một vùng có bán kính nhỏ nằm ở tâm của nguyên tử gọi là hạt nhân nguyên tử. B. Phần lớn không gian bên trong nguyên tử là rỗng, toàn bộ điện tích dương trong nguyên tử chỉ tập trung lại một vùng có bán kính nhỏ nằm ở tâm của nguyên tử gọi là hạt nhân nguyên tử. C. Phần lớn không gian bên trong nguyên tử là rỗng, toàn bộ điện tích âm trong nguyên tử chỉ tập trung lại một vùng có bán kính nhỏ nằm ở tâm của nguyên tử gọi là hạt nhân nguyên tử. D. Phần lớn không gian bên trong nguyên tử là đặc, toàn bộ điện tích dương trong nguyên tử chỉ tập trung lại một vùng có bán kính nhỏ nằm ở tâm của nguyên tử gọi là hạt nhân nguyên tử. Câu 17: Một ống thuỷ tinh tiết diện đều, một đầu kín, một đầu hở. Lúc đầu người ta nhúng đầu hở theo phương thẳng đứng vào một chậu nước sao cho nước trong và ngoài ống bằng nhau, chiều cao còn lại của ống ngoài không khí bằng 20 cm. Sau đó người ta rút ống lên một đoạn bằng 4 cm. Hỏi mức nước trong ống dâng lên bao nhiêu so với mặt thoáng nước bên ngoài ống, biết rằng nhiệt độ xung quanh không đổi và áp suất khí quyển là 760 mmHg. Khối lượng riêng của nước bằng 3 1000 kg/m . Gia tốc rơi tự do 2g10 m/s . A. 4,18 cm . B. 1,68 cm . C. 3,92 cm . D. 3,14 cm . Câu 18: Khi thực hành trong phòng thí nghiệm, một học sinh cho một luồng hơi nước ở 100C ngưng tụ trong một nhiệt lượng kế chứa 0,55 kg nước ở 20C , kết quả là nhiệt độ của nước tăng lên đạt nhiệt độ cân bằng là 47,3C và khối lượng nước trong nhiệt kế tăng thêm 0,03 kg . Biết nhiệt dung riêng của nước bằng 4200 J/kg .K. Nhiệt hoá hơi riêng của nước có giá trị bằng A. 61,28.10 J/kg . B. 61,38.10 J/kg . C. 61,54.10 J/kg . D. 61,88.10 J/kg . PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Hình vẽ bên dưới biểu diễn hệ thống làm mát của động cơ ô tô. Trong một lần thử nghiệm hệ thống này, các số liệu được thống kê ở bảng bên dưới. Cho rằng, khi nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn thì 30% nhiệt năng từ nhiên liệu sẽ chuyển hóa thành cơ năng có ích. Khối lượng nhiên liệu tiêu thụ 0,08 kg Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu 7 J 4,6.10  kg Lưu lượng dòng nước làm mát  kg 0,22  s Nhiệt độ của nước làm mát 30C Nhiệt độ của nước nóng 80C Lưu lượng không khí qua các lá tản nhiệt  kg 1,25  s Nhiệt độ ban đầu của không khí 20,0C Nhiệt dung riêng của glycerine  J 2430  kg K Nhiệt dung riêng của nước  J 4200  kg K Nhiệt dung riêng của không khí  J 760  kg K

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.