Nội dung text NỘI DUNG SKKN TRÒ CHƠI KHTN 7 - MẪU THANH OAI.pdf
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên Sáng kiến: Vận dụng trò chơi để phát triển năng lực học sinh trong hoạt động củng cố bài học môn khoa học tự nhiên 7 Tên tác giả: Đơn vị công tác: Chức vụ: NĂM 2024
2 Phương pháp dạy học sử dụng trò chơi là một phương pháp tạo nhiều hứng thú cho người học nhưng đòi hỏi tính sáng tạo cao của người dạy để có thể vận dụng tối ưu phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học. Trò chơi là hoạt động rất quen thuộc, gần gũi và thích thú đối với học sinh nhất là học sinh phổ thông. Trò chơi chứa đựng chủ đề, nội dung nhất định mà người tham gia phải tuân thủ. Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi, giải trí, đồng thời cũng có ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục cho học sinh. Theo A.X. Macarenco: “Trò chơi có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống trẻ. Trong khi trẻ chơi như thế nào thì sau này khi lớn lên, trong công tác trẻ phần lớn sẽ như thế ấy”. Tổ chức trò chơi được nhiều giáo viên sử dụng như là một phương pháp dạy học tích cực để vận dụng vào hoạt động dạy học, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng nhưng lại vui vẻ, thoải mái, làm cho chất lượng dạy học được nâng cao. Đồng thời, thông qua hoạt động trò chơi có thể phát triển ở học sinh các năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức, sử dụng công nghệ thông tin và sáng tạo... Thông qua thực tế giảng dạy, dự giờ học hỏi ở đồng nghiệp cộng với các đợt tập huấn chuyên môn bản thân tôi mạnh dạn áp dụng tổ chức một số hình thức trò chơi trong giờ dạy môn Khoa học tự nhiên và thấy không khí của mỗi tiết học sôi nổi hẳn lên đến giờ học các em không còn cảm thấy căng thẳng mà rất háo hức mong đợi, học sinh trong lớp hoạt động tích cực và đồng đều, các em mạnh dạn trình bày ý kiến, nêu thắc mắc,... từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức và ghi nhớ một cách bền vững hơn do đó mà kết quả học tập cũng được nâng cao. Vì vậy, tôi đã chọn tìm hiểu vấn đề: “Vận dụng trò chơi để phát triển năng lực học sinh trong hoạt động củng cố bài học môn khoa học tự nhiên 7” để báo cáo sáng kiến của mình. 2. Mục tiêu của đề tài, sáng kiến Hình thành phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên. Đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. Phát triển được năng lực tư duy, năng lực tự học cũng như năng lực làm việc với tập thể của học sinh. Không những giúp cho kết quả học tập của học sinh được nâng cao trong quá trình học tập mà còn tạo ra các kĩ năng làm việc cho học sinh sau khi ra trường đi làm, phát triển bản thân. 3. Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 09 năm 2023 đến tháng 03 năm 2024.
3 3.2. Đối tượng nghiên cứu Qúa trình tổ chức trò chơi trong dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 7 nhằm tạo hứng thú cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học môn Khoa học tự nhiên lớp 7. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào học sinh lớp 7 đang theo học chương trình Khoa học tự nhiên trong nhà trường phổ thông, do giới hạn về điều kiện và thời gian nghiên cứu, tôi tập trung nghiên cứu ở các lớp 7A1 và 7A4 tại trường THCS .......................... II. Nội dung của sáng kiến 1. Hiện trạng vấn đề - Thuận lợi + Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, của các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường đã tạo điều kiện cho học sinh được học 2 buổi/ngày nên các em được tham gia học tập, rèn luyện nhiều ở trường. + Trường học trang bị đầy đủ bàn ghế và bảng đen, có thiết bị đồ dùng dạy học. Giáo viên nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm với học sinh. + Phụ huynh học sinh đa phần đã có sự quan tâm chăm lo hơn về việc học hành của con em mình, mua sắm tương đối đầy đủ vở và đồ dùng học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho các em tới trường, thường xuyên giữ được mối liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp và nhà trường. - Khó khăn: + Một số giáo viên còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm công tác. + Các trò chơi trong dạy học còn rất mới mẻ, các phương pháp dạy học mới còn chưa được áp dụng nhiều nên học sinh khó tiếp cận. + Học sinh chưa quen với các công việc, phương pháp tham gia các trò chơi, như: Không tập trung nghe bàn giao nhiệm vụ, chưa biết cách giao nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm, chưa biết cách giao tiếp, diễn đạt trong nhóm.... Để tìm hiểu khách quan hơn về quá trình dạy và học có sử dụng trò chơi của giáo viên và học sinh trong môn Khoa học tự nhiên lớp 7, tôi đã tiến hành phỏng vấn và dùng phiếu điều tra (Phụ lục). Kết quả thu được như sau: - Đối với giáo viên: Câu 1: Ý kiến của thầy cô về sự cần thiết của tổ chức trò chơi trong dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 7. Cần thiết Không cần thiết Số lượng % Số lượng % 14 87,5 2 12,5