PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Mau 2B.CBA06.S3.17. Lap ho so suc khoe.pdf

Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên M.02B.LEC.CBA.CTĐM 12Jul2022 Trần Khánh Toàn [email protected] 1 LẬP HỒ SƠ THEO DÕI SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ MÃ BÀI GIẢNG: CBA06.S3.17.MD - Đối tượng học tập: Sinh viên Bác sĩ Y khoa, năm thứ 6 - Số lượng: 50 sinh viên - Thời lượng: 2 tiết (100 phút) - Giảng viên biên soạn:Ths.Bs. Việt Anh ([email protected]) - Giảng viên giảng dạy: Giảng viên Bộ môn Y học gia đình - Địa điểm giảng: Giảng đường - Mục tiêu học tập 1. Vận dụng được y học bằng chứng trong lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ định kỳ cho các đối tượng ở các lứa tuổi theo từng giai đoạn của vòng đời người. Kỹ năng 1. Xây dựng được hồ sơ sức khỏe của người dân theo các yếu tố nguy cơ sức khỏe và các vấn đề sức khỏe theo đặc điểm của vòng đời người. 2. Xây dựng được kế hoạch quản lý, theo dõi sức khoẻ liên tục cho các đối tượng theo vòng đời. 3. Xây dựng được các gói quản lý sức khỏe dài hạn phù hợp cho các đối tượng người dân theo đặc điểm cá nhân và nhu cầu chăm sóc sức khỏe. 1. Yêu cầu chuẩn bị tình huống, ca bệnh, bệnh án + câu hỏi cho nhóm sinh viên Tình huống Một bác sĩ làm việc tại một phòng khám đa khoa khu vực. Có một phụ nữ 35 tuổi đến khám vì đau ngực và nhức đầu, xuất hiện cách đây khoảng 3 tuần, không có triệu chứng khác kèm theo. Khám lâm sàng và đo điện tim không phát hiện bất thường. Lúc này, bác sĩ thông báo với bệnh nhân rằng “Chị không có vấn đề gì bất thường. Có lẽ do tâm lý mà thôi”; và cho toa vài loại vitamin. Tuy nhiên, bác sĩ biết rằng những thuốc này sẽ không giảm triệu chứng cho bệnh nhân và cô ấy sẽ trở lại khám, hoặc đến phòng khám bác sĩ khác với cùng lý do trên. Khách hàng mong muốn được lập hồ sơ sức khỏe để theo dõi định kỳ hàng năm để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe bệnh tật thường gặp Trong truờng hợp bạn là bác sĩ tại phòng khám hãy lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho người phụ nữ đó và lên phương án theo dõi sức khỏe định kỳ 12 tháng.
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên M.02B.LEC.CBA.CTĐM 12Jul2022 Trần Khánh Toàn [email protected] 2 Các câu hỏi có thể thảo luận: - Anh/chị sẽ đề cập đến vấn đề nào? những thông tin gì cần phải khai thác, thu thập về lịch sử sức khoẻ - bệnh tật, các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng sức khoẻ của người phụ nữ này? Những tài liệu, hồ sơ, bệnh án gì cần phải thu thập, tham khảo để khai thác thông tin trong lần gặp gỡ đầu tiên này - Anh/chị sẽ đề cập tới vấn đề gì trong các lần gặp gỡ và thăm khám theo dõi tiếp theo - Những vấn đề cần lưu ý trong việc lập hồ sơ sức khoẻ và lập kế hoạch quản lý chăm sóc sức khoẻ liên tục cho người phụ nữ này? Yêu cầu thảo luận Mỗi nhóm thảo luận và đưa ra sản phẩm thảo luận lập hồ sơ sức khỏe cho từng thành viên trong 2 tình huống ở phần trên. 2. Yêu cầu về sản phẩm trình bày của nhóm (ghi cụ thể yêu cầu file word/ppt, cách thức trình bày, thời gian nộp...) - Yêu cầu sản phẩm: Kết quả thảo luận nhóm được trình bày trên file ppt/pptx với mỗi slide gồm 3-5 gạch đầu dòng các ý cho từng câu hỏi với mỗi tình huống trên (có thể kết hợp cả văn bản và hình vẽ, sơ đồ). Các nhóm cần gửi bài trình bày cho giảng viên muộn nhất là 24h trước buổi học (qua email hoặc nộp bài trên LMS). - Hình thức trình bày: Giảng viên sẽ chỉ định ngẫu nhiên mỗi nhóm sinh viên chịu trách nhiệm trình bày kết quả thảo luận cho một thành viên trong tình huống. Với mỗi nhóm, giảng viên sẽ chỉ định một sinh viên bất kỳ trong nhóm sử dụng máy tính của nhóm hoặc máy tính ở giảng đường để thuyết trình trước lớp về kết quả thảo luận của nhóm. - Thời gian trình bày: 10 phút/nhóm - Thời gian phản hồi và thảo luận: 10 phút/nhóm. + Sau khi sinh viên đại diện cho các nhóm trình bày kết quả, giảng viên sẽ yêu cầu các nhóm quan sát, nêu câu hỏi, nhận xét về kết quả nhóm đang trình bày. + Nhóm trình bày phản hồi, trả lời các câu hỏi + Giảng viên đặt câu hỏi, nhận xét cho phần làm việc và trình bày của mỗi nhóm. + Cuối buổi, giảng viên tóm tắt kết quả làm việc của các nhóm và tổng kết buổi học CBA 3. Tài liệu học tập - Tình huống thảo luận. - Định dạng/yêu cầu bài trình bày kết quả thảo luận nhóm. 4. Tài liệu tham khảo
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên M.02B.LEC.CBA.CTĐM 12Jul2022 Trần Khánh Toàn [email protected] 3 - Bộ Y tế (2017). Thông tư 23/2017/TT-BYT ngày 15/5/2017 về việc Hướng dẫn việc lập hồ sơ quản lý sức khoẻ; khám sức khoẻ định kỳ theo độ tuổi cho trẻ em; tư vấn chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng. - Quyết định số 1379/CTr-BYT ngày 19/12/2017 (triển khai việc lập và quản lí hồ sơ sức khỏe cá nhân, hướng dẫn các trạm y tế xã phải tổ chức hoạt động theo đúng nguyên lí y học gia đình); - Quyết định số 1383/HD-BYT ngày 19/12/2017 về việc triển khai mô hình điểm tại 26 TYT xã giai đoạn 2018-2020 (các trạm thực hiện nguyên lí của y học gia đình, chăm sóc sức khỏe lồng ghép, đặc biệt là có thể thực hiện ngay việc theo dõi, quản lí sức khỏe đến từng người dân) - Bộ Y tế (2023). Quyết định số 2796/2023/QĐ-BYT ngày 6/7/2023 về việc “Hướng dẫn về việc khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi”. - Bộ Y tế (2023). Thông tư số 32/2023/TT-BYT, ngày 31/12/2023 về việc Quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. -

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.