Nội dung text CHUONG 7 HOA 10- DE 2.docx
1 TRƯỜNG THPT……………… ĐỀ SỐ 2 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 7: NGUYÊN TỐ NHÓM HALOGEN Môn : HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh………………………………………. Số báo danh: ……………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Cấu tạo của nguyên tử fluorine được mô tả như sau Nguyên tử fluorine Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử fluorine là A. 9. B. 38. C. 19. D. 18. Câu 2: Halogen nào là chất rắn, khi đun nóng chuyển thành khí màu tím, được dùng để sát trùng vết thương? A. Chlorine. B. Bromine. C. Iodine. D. Fluorine. Câu 3: Trong nhóm halogen, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi … A. Tăng dần. B. Không thay đổi. C. Giảm dần. D. Không có quy luật. Câu 4: Trong các nguyên tố nhóm VIIA sau đây, nguyên tố nào không có đồng vị bền trong tự nhiên? A. Chlorine. B. Bromine. C. Iodine. D. Astatine. Câu 5: Hình bên dưới cho thấy màu sắc, trạng thái của đơn chất bromine Đơn chất bromine trong thực tế Khi nói về Bromine, khẳng định nào dưới đây là chính xác nhất? A. Bromine là chất khí, màu đỏ nâu, dễ bay hơi. B. Bromine là chất khí màu đỏ nâu, rơi vào da gây bỏng nặng. C. Bromine tan trong nước được gọi là nước bromine. D. Bromine là chất lỏng, màu đỏ nâu, dễ bay hơi, độc, rơi vào da gây bỏng nặng, tan trong nước được gọi là nước bromine. Mã đề thi 217
2 Câu 6 (SBT-CTST). Cách thu khí hydrogen halide trong phòng thí nghiệm phù hợp là: A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 1 và 2. Câu 7 (SBT-CTST). Chọn phát biểu không đúng: A. Các hydrogen halide tan tốt trong nước tạo dung dịch acid. B. Ion F - và Cl - không bị oxi hoá bởi dung dịch H 2 SO 4 đặc. C. Các hydrogen halide làm quỳ tím hoá đỏ. D. Tính acid của các hydrohalic acid tăng dần từ HF đến HI. Câu 8: Muối iodide có tác dụng sản sinh ra hormone tuyến giáp, giúp điều hòa thân nhiệt cơ thể ổn định, điều chỉnh sự phát triển ổn định hệ thần kinh trung ương. Với trẻ nhỏ, đủ iodine sẽ giúp trẻ phát triển trí thông minh, hoạt bát hơn. Muối bổ sung iodine Muối iodide được nhắc tới ở đây là A. NaI B. I 2 C. NaCl và I 2 D. NaCl và NaI hoặc NaCl và NaIO 3 . Câu 9: Ở bên hông một bao thực phẩm có ghi: " Không có hóa chất nhân tạo". Ở một bên khác, trong các thành phần được liệt kê, có "muối biển" là sodium chloride có rất nhiều trong nước biển. Sodium chloride cũng có thể điều chế nhân tạo bàng cách pha trộn hai hóa chất độc hại là Sodium hydroxide và hydrochloric acid. Theo em, phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Có hai loại sodium chloride, một loại nhân tạo và một loại có trong tự nhiên. B. Muối biển luôn luôn là dạng sodium chloride tinh khiết hơn Sodium chloride nhân tạ.
3 C. Sodium chloride nhân tạo là chất nguy hiểm vì được tạo bởi các hóa chất độc, trong khi sử dụng muối biển hoàn toàn an toàn. D. Không có khác biệt hóa học nào giữa Sodium chloride tinh khiết từ nguồn tự nhiên hoặc nhân tạo. Câu 10: Nếu không khí có chứa khí X vượt quá mức 30 g/m 3 (QCVN 06:2009/BTNMT) thì sẽ có nguy cơ tiềm ẩn gây viêm đường hô hấp, co thắt phế quản và khó thở. X là khí nào trong các khí dưới đây? A. Fluorine. B. Chlorine. C. Bromine. D. Iodine. Câu 11: Hình bên dưới miêu tả thí nghiệm về tính tan của khí HCl. Thí nghiệm thử tính tan của khí HCl Trong bình ban đầu chứa khí hydrochloride, trong nước có nhỏ thêm vài giọt quỳ tím. Hiện tượng xảy ra trong bình khi cắm ống thủy tinh vào nước: A. Nước phun vào bình và chuyển sang màu đỏ. B. Nước phun vào bình và chuyển sang màu xanh. C. Nước phun vào bình và vẫn có màu tím. D. Nước phun vào bình và chuyển thành không màu. Câu 12: Phát biểu nào không đúng khi nói về tính chất của khí hydrochloride? A. Làm đổi màu giấy quỳ tím tẩm ướt. B. Tác dụng với CaCO 3 giải phóng CO 2 . C. Tác dụng được với dung dịch NaOH. D. Tan rất nhiều trong nước . Câu 13: Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dùng chất nào? Ly thủy tinh được khắc chữ A. HF đặc. B. HCl đặc. C. HI đặc. D. HBr đặc. Câu 14: Dãy chất nào sau đây tác dụng được với hydrochloric acid? A. Fe 2 O 3 , KMnO 4 , Cu. B. CaCO 3 , H 2 SO 4 , Mg(OH) 2 . C. Fe, CuO, Ba(OH) 2 . D. AgNO 3 (dd), MgCO 3 , BaSO 4 . Câu 15: Hòa tan một lượng copper (II) oxide vào dung dịch hydrochloric acid. Hiện tượng quan sát được là A. Copper (II) oxide chuyển thành màu đỏ. B. Copper (II) oxide tan dần, có khí thoát ra.
4 C. Copper (II) oxide tan dần tạo dung dịch có màu xanh. D. Không có hiện tượng gì. Câu 16: Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế chlorine bằng cách nào? A. điện phân nóng chảy NaCl. B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. C. phân huỷ khí HCl. D. cho HCl đặc tác dụng với MnO 2 ; KMnO 4 … Câu 17: Trong thí nghiệm hình bên dưới người ta dẫn khí chlorine mới điều chế vào ống đong hình trụ A có đặt một miếng giấy màu. Màu của miếng giấy màu sẽ thay đổi như thế nào khi đóng và mở khoá K? Thí nghiệm của chlorine với giấy màu A. Đóng khoá K - giấy màu mất màu; mở khoá K - giấy màu không mất màu. B. Đóng khoá K - giấy màu không mất màu; mở khoá K - giấy màu mất màu. C. Đóng khoá K - giấy màu mất màu; mở khoá K - giấy màu mất màu. D. Đóng khoá K - giấy màu không mất màu; mở khoá K - giấy màu không mất Câu 28 (SBT-CD). Cho các phát biểu về tính chất thể hiện tính acid của hydrochloric acid? a. Phản ứng với các hydroxide của kim loại. b. Hoà tan các oxide của kim loại. c. Hoà tan một số kim loại. d. Phản ứng với phi kim. e. Làm quỳ tím hoá đỏ và tạo môi trường pH > 7. g. Phân li ra ion H + . h. Khi phản ứng với kim loại thỉ tạo ra muối và khí hydrogen. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4 PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Nhận định về phản ứng của đơn chất halogen với nước? a. Các đơn chất nhóm VIIA vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử; mức độ phản ứng giảm dần từ fluorine đến iodine. b. Fluorine phản ứng rất mạnh với nước tạo dung dịch có tính oxi hoá mạnh, có thể dùng để sát khuẩn. c. Phản ứng của bromine hoặc chlorine với nước đều là phản ứng thuận nghịch. d. Iodine tan rất nhiều và phản ứng mạnh với nước. Câu 2. Các nhận định về halogen a. Trong tự nhiên không tồn tại đơn chất halogen. b. Tính oxi hoá của đơn chất halogen tăng dần từ F 2 đến I 2 . c. Khí chlorine ẩm và nước chlorine đều có tính tẩy màu.