PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 2. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT.docx



3 B. BÀI TẬP LUYỆN TẬP I. DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT Phần I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1 (NB). Tiêu hóa là quá trình A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ kích thước nhỏ, đơn giản. B. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cung cấp cho cơ thể. C. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản hấp thu được và tạo ra năng lượng. D. biến đổi dinh dưỡng trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. Câu 2 (NB). Các giai đoạn dinh dưỡng diễn ra theo trình tự là A. lấy thức ăn  hấp thụ dinh dưỡng  tiêu hóa thức ăn  đồng hóa dinh dưỡng  thải B. lấy thức ăn  tiêu hóa thức ăn  hấp thụ dinh dưỡng  đồng hóa dinh dưỡng  thải C. lấy thức ăn  đồng hóa dinh dưỡng  tiêu hóa thức ăn  hấp thụ dinh dưỡng  thải D. lấy thức ăn  tiêu hóa thức ăn  đồng hóa dinh dưỡng  hấp thụ dinh dưỡng  thải Câu 3 (NB). Hình thức nào sau đây không phải là một kiểu lấy thức ăn ở động vật? A. Ăn hút. B. Ăn bám. C. Ăn thức ăn rắn. D. Ăn lọc. Câu 4 (NB). Tiêu hóa nội bào là quá trình tiêu hóa thức ăn A. bên trong tế bào, nhờ quá trình hô hấp tế bào. B. bên trong tế bào, nhờ các enzyme trong lysosome. C. bên ngoài tế bào, nhờ enzyme tiêu hóa và hoạt động cơ học. D. bên trong tế bào, nhờ enzyme tiêu hóa và hoạt động cơ học. Câu 5 (NB). Tiêu hóa ngoại bào là quá trình tiêu hóa thức ăn A. bên ngoài cơ thể, nhờ hoạt động cơ học của cơ quan tiêu hóa. B. bên ngoài tế bào, nhờ hoạt động cơ học của cơ quan tiêu hóa. C. bên ngoài tế bào, nhờ enzyme tiêu hóa và hoạt động cơ học. D. bên ngoài cơ thể, nhờ enzyme tiêu hóa và hoạt động cơ học. Câu 6 (NB). Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, hình thức tiêu hóa là A. tiêu hóa nội bào kết hợp tiêu hóa ngoại bào. B. tiêu hóa ngoại bào. C. tiêu hóa nội bào. D. tiêu ngoại bào + nội bào. Câu 7 (NB). Sắp xếp các kiểu lấy thức ăn theo thứ tự tăng dần mức độ tiến hóa ở động vật? A. Ăn hút  ăn thức ăn rắn  ăn lọc. B. Ăn lọc  ăn thức ăn rắn  ăn hút. C. Ăn lọc  ăn hút  ăn thức ăn rắn. D. Ăn hút  ăn lọc  ăn thức ăn rắn. Câu 8 (NB). Trong tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa nhờ enzyme thủy phân trong A. lysosome. B. ribosome. C. không bào. D. nhân. Câu 9 (NB). Ở động vật có hình thức tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong A. không bào tiêu hóa. B. túi tiêu hóa. C. ống tiêu hóa. D. dịch tiêu hóa. Câu 10 (NB). Ở động vật có ống tiêu hoá, quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra chủ yếu ở A. thực quản. B. dạ dày. C. ruột non. D. ruột già. Câu 11 (NB). Sự dịch chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa ở người được diễn ra theo trình tự A. miệng  hầu  thực quản  dạ dày  ruột non  ruột già. B. miệng  thực quản  hầu  dạ dày  ruột non  ruột già. C. miệng  hầu  thực quản  dạ dày  ruột già  ruột non. D. miệng  hầu  dạ dày  thực quản  ruột non  ruột già. Câu 12 (NB). Động vật nào sau đây lấy thức ăn từ môi trường sống theo kiểu ăn thức ăn rắn kích cỡ khác nhau? A. Muỗi. B. Trai sông. C. Hổ. D. Sò huyết. Câu 13 (TH). Động vật nào sau đây tiêu hóa thức ăn bằng hình thức tiêu hóa nội bào? A. Trùng giày. B. Thủy tức. C. Ếch đồng. D. Sò huyết. Câu 14 (TH). Động vật nào sau đây không có ống tiêu hoá? A. Thỏ. B. Thủy tức. C. Trâu. D. Sư tử Câu 15 (TH). Khi nói về cấu tạo và hoạt động của túi tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng? I. Túi tiêu hóa có dạng hình túi, được cấu tạo từ nhiều tế bào. II. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ sự co bóp của túi và enzyme. III. Có một lỗ thông duy nhất để ăn và thải thức ăn (lỗ miệng).

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.