PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text DEMO Q710.pdf

1 Đề tài: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh khi học về dữ liệu và biểu đồ trong môn Toán 7 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................2 5. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến .....................................................................2 B. NỘI DUNG.................................................................................................................3 1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................3 2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................................4 3. Biện pháp thực hiện .................................................................................................6 Biện pháp 1. Sưu tầm hình ảnh trực quan kết hợp giao nhiệm vụ hợp tác để rèn luyện tư duy phân tích dữ liệu và biểu đồ cho học sinh ...........................................6 Biện pháp 2. Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực để giúp học sinh hiểu rõ hơn về dữ liệu và biểu đồ .....................................................................................................9 Biện pháp 3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm “Phóng viên tài ba” để nâng cao khả năng phân tích, xử lý dữ liệu và biểu đồ ................................................................13 Biện pháp 4. Giao nhiệm vụ khảo sát thực tế nhằm nâng cao năng lực vận dụng, giải quyết vấn đề về dữ liệu và biểu đồ cho học sinh.............................................15 4. Hiệu quả của sáng kiến ..........................................................................................16 5. Điều kiện cần thiết để thực hiện sáng kiến ...........................................................19 6. Khả năng áp dụng và nhân rộng sáng kiến ............................................................19 C. KẾT LUẬN ..............................................................................................................20 1. Kết luận..................................................................................................................20 2. Đề xuất, kiến nghị..................................................................................................21 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................22 PHỤ LỤC......................................................................................................................23
Biện pháp 1. Sưu tầm hình ảnh trực quan kết hợp giao nhiệm vụ hợp tác để rèn luyện tư duy phân tích dữ liệu và biểu đồ cho học sinh * Mục đích: Mục tiêu của biện pháp là nhằm giúp học sinh nắm vững các khái niệm và kỹ năng phân tích dữ liệu thông qua việc sử dụng hình ảnh trực quan. Đồng thời, biện pháp còn rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, phát triển tư duy phản biện và giải quyết vấn đề cho học sinh. Biện pháp tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi học sinh có thể học hỏi lẫn nhau và áp dụng kiến thức vào thực tiễn. * Nội dung và cách thực hiện: Để phát triển tư duy phân tích dữ liệu và biểu đồ cho học sinh, tôi đã thực hiện biện pháp sưu tầm hình ảnh trực quan kết hợp với giao nhiệm vụ hợp tác nhóm với các bước sau: Bước 1. Tôi kiểm tra kiến thức nền tảng của học sinh về biểu đồ và giới thiệu bài học mới, giải thích ý nghĩa cùng tầm quan trọng của các biểu đồ trong việc biểu diễn dữ liệu. Bước 2. Học sinh được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ nhận hình ảnh biểu đồ từ nhiều lĩnh vực khác nhau mà tôi đã sưu tầm trước đó. Học sinh sẽ quan sát, phân tích và thảo luận về nội dung biểu đồ. Bước 3. Sau thời gian thảo luận, các nhóm sẽ cử đại diện để trình bày kết quả phân tích trước lớp, giải thích ý nghĩa của biểu đồ mà nhóm đã nghiên cứu. Bước 4. Tôi nhận xét phần trình bày của các nhóm, tóm tắt lại những kiến thức quan trọng về biểu đồ và nhấn mạnh phương pháp phân tích, đọc hiểu biểu đồ. Ví dụ 1: Trong giờ học Bài 2: Biểu đồ hình quạt tròn, trang 96, Toán 7, Chân trời sáng tạo, tập 1, tôi cũng đã sưu tầm hình ảnh biểu đồ hình quạt tròn để tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Đọc dữ liệu - Đoán biểu đồ”. Mục tiêu trò chơi: Trò chơi nhằm giúp học sinh rèn luyện khả năng phân tích và đọc hiểu dữ liệu thông qua biểu đồ hình quạt tròn. Đồng thời, trò chơi còn khuyến khích học sinh phát triển tư duy logic và khả năng làm việc nhóm, tạo ra môi trường học tập thú vị. Cách thức thực hiện:
Bước 1: Học sinh được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 đến 5 em. Mỗi nhóm sẽ nhận một bộ hình ảnh biểu đồ hình quạt tròn đã được tôi chuẩn bị trước. Bước 2: Tiếp đến, tôi cho mỗi nhóm thời gian 5 phút để thảo luận và phân tích khái quát dữ liệu được thể hiện trên mỗi biểu đồ. Tôi yêu cầu các nhóm cần xác định các phần trăm tương ứng với các phân đoạn trong biểu đồ. Bước 3: Hết thời gian, trên màn hình sẽ xuất hiện các từ khóa thông tin có liên quan đến các biểu đồ mà các nhóm đang sở hữu. Nhiệm vụ của các nhóm là phải phân tích từ khóa dữ liệu và dơ hình ảnh biểu đồ biểu đồ hình quạt tròn phù hợp với các từ khóa đó trong thời gian 30 giây. Hình minh hoạ biểu đồ hình quạt tròn Bước 4: Trò chơi diễn ra như vậy cho đến khi kết thúc các bộ từ khóa. Nhóm nào có nhiều lần dơ hình ảnh trùng khớp, chính xác với các từ khóa sẽ là nhóm chiến thắng. Ví dụ 2: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng, trang 102, Toán 7, Chân trời sáng tạo, tập 1, tôi đã sưu tầm hình ảnh biểu đồ đoạn thẳng ở nhiều lĩnh vực khác nhau cho học sinh quan sát, phân tích biểu đồ theo nhóm. Cụ thể: Bước 1: Đầu tiên, tôi đã đặt câu hỏi đơn giản để kiểm tra kiến thức nền tảng của học sinh về biểu đồ đoạn thẳng. Tiếp đến, tôi giới thiệu bài học về biểu đồ đoạn thẳng và giải thích ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của biểu đồ này trong việc biểu diễn dữ liệu. Bước 2: Tiếp đến, tôi chia học sinh thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm 3 hình ảnh biểu đồ đoạn thẳng từ các lĩnh vực khác nhau (kinh tế, môi trường, xã hội, v.v.) mà tôi đã sưu tầm và in ra trước đó. Học sinh các nhóm sẽ quan sát
Biện pháp 2. Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực để giúp học sinh hiểu rõ hơn về dữ liệu và biểu đồ * Mục đích: Mục tiêu của biện pháp là nhằm tạo ra một môi trường học tập chủ động, học sinh không chỉ tiếp nhận kiến thức mà còn được tham gia vào quá trình tìm hiểu và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả. Biện pháp giúp học sinh phát triển tư duy logic, khả năng phân tích và kỹ năng thực hành. Đồng thời, biện pháp còn khuyến khích sự tự tin và chủ động trong học tập. * Nội dung và cách thực hiện: Để giúp học sinh nắm vững kiến thức về dữ liệu và biểu đồ, việc vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực là một phương pháp rất hiệu quả. Quá trình thực hiện biện pháp này bao gồm các bước sau: Bước 1.Tôi sưu tầm các bài tập, tình huống liên quan đến dữ liệu và biểu đồ. Sau đó, tôi thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với kỹ thuật dạy học tích cực như học theo trạm, kỹ thuật khăn trải bàn,... Bước 2. Học sinh được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm được giao nhiệm vụ cụ thể phù hợp với nội dung bài học. Tôi hướng dẫn cách thức thực hiện và phân phối tài liệu cần thiết. Bước 3. Các nhóm học sinh sẽ tiến hành thảo luận, giải quyết các bài tập theo biện pháp đã được hướng dẫn, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực để phân tích và xử lý dữ liệu hoặc biểu đồ. Bước 4. Sau khi hoàn thành, các nhóm sẽ trình bày kết quả làm việc của mình trước lớp. Tôi cùng học sinh nhận xét, đánh giá và tổng kết lại kiến thức quan trọng. Ví dụ 1: Trong tiết học Bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu, trang 89, Toán 7, Chân trời sáng tạo, tập 1, tôi đã vận dụng kỹ thuật dạy học theo trạm để tổ chức cho học sinh nâng cao khả năng nhận diện, giải toán liên quan đến thu thập, phân loại dữ liệu. Bước 1: Trước đó tôi đã sưu tầm các bài toán về thu thập, phân loại dữ liệu, sau đó ghi các bài toán vào giấy A3 để chuẩn bị cho hoạt động dạy học theo kỹ thuật trạm. Chẳng hạn: - Trạm 1:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.