Nội dung text KHA-2019-196175.pdf
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG NHÂN KỸ THUẬT TẠI DOANH NGHIỆP ĐIỆN 1.1. CNKT tại DN điện 1.1.1. KNCNKT tại DN điện “Công nhân kỹ thuật là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế hiện nay, trong một số giáo trình và các tài liệu, công trình nghiên cứu đã đề cập đến khái niệm này”. Chẳng hạn như trong “giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực của Đại học Kinh tế Quốc dân” đưa ra KN: “Công nhân kỹ thuật là người được đào tạo và được cấp bằng (đối với những người tốt nghiệp các chương trình dạy nghề dài hạn từ 01 đến 03 năm) hoặc chứng chỉ (đối với những người tốt nghiệp các chương trình dạy nghề ngắn hạn dưới 01 năm) của bậc giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục để có năng lực thực hành - thực hiện các công việc phức tạp do sản xuất yêu cầu” (“Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh”, 2010). Ở đây,” năng lực thực hành, thực hiện công việc: được hiểu là” tập hợp”của: KT, KN, TĐLĐ của người CNKT, những vấn đề này có yêu cầu khác nhau đối với những CV có TC khác nhau.” Nhiều tác giả khác trong các nghiên cứu của mình cũng đồng ý rằng, CNKT là” thuật ngữ” dùng để chỉ những LĐ đã được ĐT ở các trình độ ĐTN khác nhau, có đủ “ năng lực chuyên môn và kỹ thuật” để thực hiện các hoạt động tác nghiệp sản xuất ra “sản phẩm/ hàng hóa/ dịch vụ của doanh nghiệp” hoặc các cơ sở SXKD nói chung. Tuy nhiên trong nhiều doanh nghiệp, có cả những nhóm CNKT không có chứng chỉ nghề hoặc bằng nghề thường, nhưng họ lại có khả năng thực hiện các công việc có tính chất KT của DN. NL làm việc của họ có được là do “tự học, do được truyền nghề hoặc vừa học vừa làm, nên họ đã có được kỹ năng, tay nghề nhất định”. Do đó, luận văn cho rằng, việc bổ sung nhóm lao động này vào đội ngũ CNKT của doanh nghiệp là cần thiết.
Qua những phân tích phía trên, luận văn cho rằng: “CNKT là những người lao động có văn bằng chứng chỉ nghề hoặc được thừa nhận theo các quy định hiện hành, có năng lực thực hành - thực hiện các công việc phức tạp do sản xuất yêu cầu”. Nói cách khác, CNKT là những lao động đã được đào tạo nghề ở các trình độ khác nhau (“sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề”) trong các trường đào tạo nghề hoặc ngay trong các doanh nghiệp, các cơ sở SXKD. Trong doanh nghiệp điện (doanh nghiệp kinh doanh điện, hay doanh nghiệp điện lực), đội ngũ CNKT bao gồm “tất cả những lao động quản lý vận hành, sửa chữa đường dây, trạm biến áp,... thuộc sở hữu của doanh nghiệp điện, đảm bảo chất lượng điện cung cấp cho khách hàng”. Việc phân loại đội ngũ CNKT tại doanh nghiệp điện chủ yếu dựa vào bậc thợ theo tiêu chuẩn kỹ thuật nghề được quy định bởi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 1.1.2. Đặc điểm của công nhân kỹ thuật tại doanh nghiệp điện - Về bản chất: CNKT là những người thông minh, có sự sáng tạo, kỹ năng, kỹ sảo trong quá trình lao động. Công việc của CNKT trong các doanh nghiệp điện là những công việc phức tạp, thậm chí có mức độ độc hại, rủi ro cao. Do đó, đòi hỏi người CNKT phải qua đào tạo cũng như quá trình tích lũy kinh nghiệm thực tế, nếu không, họ sẽ không thể thực hiện được một cách suôn sẻ, hiệu quả công việc tại doanh nghiệp. Cũng chính vì sự phức tạp của công việc, trong quá trình tuyển dụng CNKT, các doanh nghiệp điện luôn rất thận trọng, các tiêu chí, tiêu chuẩn được đặt ra là tương đối khắt khe. - Về công việc: lao động của người CNKT được kết tinh trong sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp điện, là yếu tố quyết định đối với chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp điện. Lao động của CNKT là lao động phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao bao gồm cả lao động thể lực và lao động trí óc. Sự kết hợp nhuần nhuyễn của lao động thể lực và lao động trí óc của người CNKT là yếu tố có tính quyết định đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp điện, từ đó, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp điện. - Về tính chất lao động: “CNKT là loại lao động cần được đào tạo và tích luỹ
kinh nghiệm suốt đời. Kỹ năng làm việc của người CNKT không phải tự nhiên bản thân sinh ra mà có, mà nó phải trải qua những thời gian đào tạo kiến thức nhất định đồng thời nó còn phải cần có một thời gian dài thực tế với công việc để có những kinh nghiệm, những kỹ năng, kỹ sảo, những phát hiện, khám phá... Hơn nữa, trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm cập nhật kiến thức, kỹ năng làm việc mới cho đội ngũ CNKT là nhiệm vụ cần thiết của các doanh nghiệp điện”. 1.1.3. Vai trò của công nhân kỹ thuật tại doanh nghiệp điện “CNKT là đội ngũ lao động trực tiếp của doanh nghiệp điện, vai trò của đội ngũ lao động : -Là những người trực tiếp thực hiện hoạt động SXKD của doanh nghiệp điện. Qua đó, tạo doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì thế mà hiệu quả làm việc của đội ngũ CNKT có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp điện.” -“Là những người đóng góp ý tưởng đổi mới, cải tiến hoạt động SXKD của doanh nghiệp điện. Qua quá trình làm việc cũng như khả năng phân tích, đánh giá, sáng tạo trong công việc, CNKT có thể đưa ra những ý tưởng, những sáng kiến mới giúp nâng cao hiệu quả làm việc của bộ phận, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp điện”. -“Là người đào tạo, bồi dưỡng. Đối với đội ngũ CNKT, hình thức đào tạo, bồi dưỡng trong công việc là một hình thức phổ biến trong các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp điện nói riêng. Khi đó, chính những người CNKT có năng lực, kinh nghiệm của doanh nghiệp sẽ trở thành những người đào tạo, bồi dưỡng, góp phần giảm thiểu chi phí đào tạo, bồi dưỡng CNKT cho doanh nghiệp”. 1.2. Quản lý công nhân kỹ thuật tại doanh nghiệp điện 1.2.1. Khái niệm quản lý công nhân kỹ thuật tại doanh nghiệp điện Khái niệm “QL chung, QL nguồn nhân lực nói riêng” đã được đề cập trong nhiều giáo trình như: - “Trong giáo trình Quản lý học (2012) của Đại học Kinh tế Quốc dân” đưa