Nội dung text 1. Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều Bài 1. Khái quát về kĩ thuật điện.docx
1 Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... PHẦN I. CÔNG NGHỆ ĐIỆN CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KĨ THUẬT ĐIỆN BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KĨ THUẬT ĐIỆN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau: - Trình bày được khái niệm kĩ thuật điện - Tóm tắt được vị trí, vai trò và triển vọng phát triển của kĩ thuật điện trong sản xuất và đời sống 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm. Năng lực riêng: - Trình bày được khái niệm, vai trò của kĩ thuật điện trong truyền tải phân phối và sử dụng điện năng - Trình bày được vị trí, vai trò và triển vọng phát triển của kĩ thuật điện trong sản xuất và đời sống 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ và có tính kỉ luật cao. - Tích cực giao tiếp và hợp tác khi làm việc cá nhân và làm việc nhóm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV:
2 - SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT. - Máy tính, máy chiếu để cung cấp thêm những hình ảnh minh họa cho bài học. 2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện trong các hoạt động tiếp theo của bài học b) Nội dung: HS quan sát Hình 1.1, trả lời câu hỏi mở đầu. c) Sản phẩm: Câu trả lời theo ý kiến cá nhân của HS. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.1 SGK, trả lời câu hỏi: Hãy cho biết vai trò của kĩ thuật điện với các máy móc, thiết bị ở Hình 1.1 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời câu hỏi mở đầu Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - GV gọi đại diện một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học mới: Kĩ thuật điện có vị trí, vai trò rất quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất. Vậy kĩ thuật điện là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 1: Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
3 Hoạt động 1: Khái quát về kĩ thuật điện a) Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm kĩ thuật điện, vai trò của kĩ thuật điện trong truyền tải phân phối và sử dụng điện năng b) Nội dung: HS đọc nội dung mục I SGK trang 5, thực hiện nhiệm vụ được giao c) Sản phẩm: Những ghi chép của HS về khái niệm kĩ thuật điện, vai trò của kĩ thuật điện trong truyền tải phân phối và sử dụng điện năng d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung kiến thức mục I SGK trang 5, trả lời các câu hỏi: 1. Trình bày khái niệm về kĩ thuật điện 2. Kĩ thuật điện đóng vai trò gì trong sản xuất điện năng, truyền tải phân phối và sử dụng điện năng? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS đọc nội dung mục I SGK trang 5, thực hiện các nhiệm vụ được giao - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao - Một số HS khác lắng nghe nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét, chuẩn kiến thức về khái niệm kĩ thuật điện I. Khái quát về nghề nghiệp - Kĩ thuật điện là một lĩnh vực kĩ thuật liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng công nghệ điện, điện tử,... vào sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng - Trong sản xuất điện năng, kĩ thuật điện đảm bảo cung cấp điện năng an toàn, hiệu quả và đủ công suất cho sản xuất và đời sống - Trong truyền tải và phân phối điện năng, kĩ thuật điện đảm bảo kết nối các nguồn điện tạo nên lưới điện quốc gia nhằm truyền tải điện năng đi xa hiệu quả, ít tổn thất và cung cấp điện đến mọi miền đất nước - Trong sử dụng điện năng, kĩ thuật điện nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị điện và các bộ điều khiển phục vụ cho sản xuất và đời
4 sống. 2. Hoạt động 2: Vị trí, vai trò của kĩ thuật điện trong sản xuất và đời sống a) Mục tiêu: HS tóm tắt được vị trí, vai trò và triển vọng phát triển của kĩ thuật điện trong sản xuất và đời sống b) Nội dung: HS đọc nội dung mục II SGK trang 6 – 7, quan sát Hình 1.2, 1.3, thực hiện các nhiệm vụ GV giao. c) Sản phẩm: Những ghi chép của HS về vị trí, vai trò của kĩ thuật điện trong sản xuất và đời sống d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu vị trí, vai trò của kĩ thuật điện trong sản xuất Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS tự nghiên cứu mục II.1 SGK trang 6, quan sát Hình 1.2, thực hiện nhiệm vụ: Kĩ thuật điện có vị trí, vai trò như thế nào trong sản xuất? Lấy ví dụ minh họa - GV cho HS xem thêm video về dây chuyền chiết rót lon nước giải khát Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS quan sát Hình 1.2, tìm hiểu nội dung mục II.1 SGK trang 6 và trả lời câu hỏi của GV, xem thêm video về dây chuyền chiết rót lon II. Vị trí, vai trò của kĩ thuật điện trong sản xuất và đời sống 1. Trong sản xuất Kĩ thuật điện có vị trí, vai trò rất quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất: - Cung cấp điện năng cho sản xuất: Phần lớn các máy móc trong sản xuất đều sử dụng năng lượng điện - Cung cấp các thiết bị điện cho sản xuất: Động cơ điện được sử dụng phổ biến trong các máy và dây chuyền sản xuất - Tạo ra hệ thống điều khiển, tự động hóa cho quá trình sản xuất của tất cả các lĩnh vực như cơ khí, luyện kim, xi măng, mía đường, giấy, vật