PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text G Content | Quy trình CTV lên dàn ý update ứng dụng AI

Hướng dẫn CTV lên dàn ý chuẩn SEONGON (có ứng dụng AI) Mình hiểu: ● Bước 1: Bóc tách từ khóa (tự làm) ● Bước 2: Xác định 3W lần 1 (search intent) (Tự làm) Google hiểu: ● Bước 3: Tổng hợp từ khóa trên Google (dùng AI hỗ trợ) Đối thủ hiểu: ● Bước 4: Phân tích TOP 10 Google (Tiếng anh) (dùng AI hỗ trợ) ● Bước 5: Phân tích TOP 10 Google (tiếng Việt) (dùng AI hỗ trợ) ............... ● Bước 6: Xác định 3W lần 2 (search intent) (dùng AI hỗ trợ) ● Bước 7: Nhìn tổng quan bộ từ khóa => Tìm key liên quan. (tự làm) ● Bước 8: Chọn concept và xác định mục tiêu bài viết (dùng AI hỗ trợ) ● Bước 9: Lên dàn ý outline chi tiết —-------------------------------------------------------------------------------- Bước 1. Bóc tách từ khóa Mục tiêu: Để hiểu rõ nhất tại sao người đọc search từ này trên thanh công cụ tìm kiếm mà không phải từ khác, từ đó xác định search intent chuẩn nhất. Cách làm: Bóc tách từng phần của từ khoá (Head và Modifier) và suy luận xem tại sao họ gõ từ đó lên thanh công cụ tìm kiếm. Ví dụ: Từ khoá: sách Marketing hay = Sách Marketing + hay - Sách Marketing: Chưa xác định được cụ thể cuốn sách muốn đọc, chỉ chung chung ngành Marketing => Thường là người mới tìm hiểu về Mar - Hay: Được hiểu là nhiều người khen hay => Quan tâm đến những từ: Review, Bán chạy, ‘kiến thức đắt giá"
Bước 2: Xác định 3W lần 1 (Tự nghĩ) Mục tiêu: Xác định được mong muốn của người search dựa trên quan điểm của mình, tránh việc xác định search intent dựa theo top 10 - vì đôi khi top 10 đề xuất sai. Cách làm: 3W cần xác định được: 1 - Who*: Ai tìm cái này? Điều cần đạt được là: - Xác định được đặc điểm của họ: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp - Vấn đề của họ >> Giọng văn + Lưu ý trong trình bày bài viết - Hiểu được giai đoạn tìm kiếm của người đọc: Người đọc biết gì rồi, chưa biết gì, từ đó chọn được nội dung người đọc MUỐN ĐỌC nhất khi vào bài, tránh lan man. Cụ thể về 4 giai đoạn tìm kiếm tại hướng dẫn cuối bài. 2 - What*: Họ muốn tìm gì khi search từ khóa đó. Cần trả lời được 2 điều: - Họ cần tìm gì nhất? => Nội dung quan trọng nhất (bắt buộc phải có) của bài viết là gì? => Để khi lên dàn ý thì ưu tiên để ở vị trí người đọc dễ đọc nhất. - Họ có thể quan tâm thêm những gì => Mở rộng nội dung cho người đọc + Biết được cách CTA/educate về thương hiệu như thế nào trong bài viết. 3 - Why*: Tại sao họ tìm từ khóa đó? Mong muốn cuối cùng của họ là gì? => Chọn ra được tính từ sẽ thu hút/kích thích người đọc đọc bài => Đưa vào phần quan trọng: tiêu đề, sapo, heading... Lưu ý: Phần Why cần phải nghĩ nhiều hơn đến “mong muốn thầm kín" của người đọc. Điều này có nghĩa là: Nếu người ta muốn tìm thông tin để ra quyết định lựa chọn, thì phải tư duy được là thông tin gì khiến họ lựa chọn. Ví dụ: - Ví dụ 1: Từ khoá “cửa nhôm phòng tắm" => họ tìm kiếm thông tin để chọn được loại phù hợp => Thông tin đó là gì? mẫu, kích thước,... Phải nghĩ được: Điều gì sẽ khiến họ muốn chọn sản phẩm đó? Giá rẻ, cao cấp, mẫu mã - “đa dạng, đẹp, xu hướng năm 2022, chống thấm,... ) - Ví dụ 2: Từ khóa Cách trị hăm tã => Họ tìm được thông tin để biết cách trị hăm tã cho con => Để con khỏi nhanh hăm tã => Khỏi như thế nào sẽ kích thích họ: Khỏi nhanh, dứt điểm, an toàn, hiệu quả, chuyên gia,...
Bước 3. Tổng hợp từ khóa trên Google Mục tiêu: Hiểu được Google hiểu người dùng thông qua từ khoá đó như thế nào. Cách làm: Các loại từ khóa cần xác định: - Từ khóa chính: Là từ khóa mình dùng để lên dàn ý (Cách trị hăm tã bằng lá trà xanh) - Từ khóa phụ: Ý nghĩa y hệt từ khoá chính - Giống search intent với key chính. Ví dụ: (Cách chữa hăm tã bằng lá chè xanh) - Từ khoá bổ nghĩa: Là từ khóa làm rõ nghĩa hơn cho từ khoá chính. Hiểu đơn giản thì nếu vẽ sơ đồ tư duy, từ khoá chính là gốc thì từ khoá bổ nghĩa là các nhánh nhỏ của từ khoá chính. - Từ khoá ngữ nghĩa: Từ khoá ngữ nghĩa là từ khóa liên quan gián tiếp tới chủ đề chính. Tên gọi chuyên môn của từ khoá ngữ nghĩa là LSI Keywords (Latent Semantic Indexing Keywords). https://leanhquan.com/4-loai-tu-khoa-tao-nen-chu-de-mot-cach-phan-loai-dac-biet.html Cách tổng hợp: - Tự tổng hợp bằng cách gõ từ khoá lên thanh công cụ tìm kiếm, kiểm tra phần từ khoá gợi ý ở thanh công cụ, chân trang, ở phần “hình ảnh" - Dùng AI nhờ hỗ trợ thêm (Dùng Gemini đề xuất những từ khoá + chủ đề liên quan đến từ khoá để có thêm ý tưởng đưa vào bài) Từ khóa chính Cách khử mùi hôi giày Bóc tách từ khóa chính: Người này có khả năng đã giặt giày nhưng chân vẫn có mùi hôi và kéo dài kể cả khi họ đi giày mới giặt, hay thay tất thường xuyên hay đã vệ sinh chân sạch sẽ=> +, Người này có thể bị hôi chân do tăng tiết mồ hôi chân do vận động nhiều hoặc bị bệnh lý gây tăng tiết mồ hôi +, Giày của người này có vấn đề: mùi giày mới hoặc Từ khóa phụ Hướng dẫn cách khử mùi hôi giày Các bước khử mùi giày
Cách khử mùi hôi giày tại nhà Từ khóa bổ nghĩa Khử mùi hôi giày da Khử mùi hôi giày bằng sandal Khử mùi hôi giày thể thao Khử mùi hôi giày dép Khử mùi hôi giày cao gót Khử mùi hôi giày bằng muối Khử mùi hôi giày bằng dầu gió Khử mùi hôi giày bằng phấn rôm Khử mùi hôi giày bằng baking soda Khử mùi hôi chân Khử mùi hôi khi đi giày Khử mùi hôi giày của nhật Từ khóa ngữ nghĩa Giày thể thao, giày da, bakingsoda, giày hiệu, giày cao gót, hút ẩm, cách khử... Bảng từ khóa: Đầy đủ từ khóa chính, từ khóa phụ, từ khóa ngữ nghĩa Bước 4. Phân tích TOP 10 Google (Tiếng anh) Khi phân tích cần trả lời được: Tại sao bài đó lại lên top đó? Các nguyên nhân có thể là: - Nội dung đáp ứng ý định tìm kiếm của người đọc - Trình bày mạch lạc, dễ hiểu - Nội dung đầy đủ hơn top 10 - Nội dung khác biệt TOP 10 - Dễ đọc, đa dạng phương tiện truyền tải thông tin - Site mạnh,... - Ít web viết về cái đó Sau đó chọn ra nội dung tốt để tham khảo, nội dung yếu để khắc phục

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.