Nội dung text Chủ đề 3 - NGUỒN ĐIỆN - HS.docx
- Đại lượng đặc trưng cho việc cản trở sự dịch chuyển của các điện tích bên trong nguồn điện được gọi là điện trở trong + Kí hiệu: r + Đơn vị: ôm () - Mỗi nguồn điện được đặc trưng bằng suất điện động E và điện trở trong r của nguồn. * Ảnh hưởng của điện trở trong lên nguồn điện: + Điện lượng q dịch chuyển qua mạch trong khoảng thời giang t là q = I.t. + Công A do nguồn điện thực hiện là A = E.q = E.I.t + Nhiệt lượng Q tỏa ra ở điện trở ngoài R và điện trở trong r trong khoảng thời gian t là Q = (R + r).I 2 .t + Theo định luật bảo toàn năng lượng. Ta có E = I.(R + r) Trong đó: I.(R + r) được gọi là độ giảm thế trên đoạn mạch. Như vậy: “Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng tổng các độ giảm thế ở mạch ngoài và mạch trong”. + Định luật Ôm cho toàn mạch là Với: (R + r) điện trở toàn phần của mạc điện kín. U = I.R là hiệu điện thế mạch ngoài. Phát biểu: Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phân của mạch điện đó. - Hiệu điện thế mạch ngoài (hiệu điện thế giữa hai cực dương và âm của nguồn điện) là U = E – I.r Hiệu điện thế mạch ngoài U cần đặt vào hai cực dương và âm của nguồn điện để nạp điện cho nguồn với dòng điện I được xác định bởi biểu thức. U = E + I.r Trong đó, nguồn E được gọi là máy thu điện - Khi nguồn điện không được nối với mạch ngoài R = 0 Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện có giá trị bằng suất điện động của nguồn (U = E).