Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 38 - File word có lời giải.doc
ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA ĐỀ 35 (Đề thi có 04 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: …………………………………………… Số báo danh: ………………………………………………. Cho biết: ; ; ; . PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Hiện tượng nào sau đây là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể khí? A. Nước đá tan thành nước. B. Nước bay hơi khi phơi quần áo. C. Sương đọng trên lá cây vào buổi sáng. D. Sự tạo thành tuyết Sử dụng các thông tin sau cho câu 2 và câu 3: Ống dẫn nhiệt (heatpipe) là một thiết bị tản nhiệt hiệu quả được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử, bao gồm cả CPU của máy tính. Ống được làm bằng kim loại hàn kín hai đầu trong đó có chứa một lượng môi chất lỏng xác định và ống được chia làm ba phần: phần bay hơi, phần đoạn nhiệt và phần ngưng. Khi nhiệt được truyền vào, chất lỏng ở trong phần bay hơi sẽ nóng lên và chuyển thành hơi, phần hơi này sẽ đi qua phần đoạn nhiệt và đến phần ngưng. Tại phần ngưng, luồng hơi được làm mát và ngưng tụ lại thành chất lỏng và quay trở lại đầu kia thông qua hiện tượng mao dẫn để hoàn thành một chu trình. Giả sử một CPU sử dụng hệ thống heatpipe chứa 10 gam nước ở nhiệt độ và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K và khi hoạt động CPU này sinh công suất tỏa nhiệt 65 W. Câu 2: Nguyên lý hoạt động chính của heatpipe là A. sự dẫn nhiệt dọc theo thành ống. B. sự ngưng tụ và bay hơi liên tục của chất lỏng trong ống. C. sự truyền nhiệt bằng bức xạ từ ống ra môi trường. D. sự đối lưu không khí bên ngoài ống. Câu 3: Giả sử trong khoảng thời gian 1 phút, toàn bộ nhiệt lượng CPU sinh ra đều dùng để làm nóng khối nước ban đầu trong ống, chưa xảy ra quá trình bay hơi và tuần hoàn chất lỏng quay về. Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của ống kim loại. Sau 1 phút, nhiệt độ của nước tăng thêm A. B. C. D. Câu 4: Hình bên là một biển báo thường thấy trong các phòng thí nghiệm có chứa nguồn phóng xạ. Khi thấy biển báo này, người ta cần tuân thủ quy tắc an toàn nào sau đây? A. Ở lại quan sát kỹ để tìm nguồn phát tia. B. Tiếp cận gần để chụp ảnh hoặc quay video làm tư liệu. C. Hạn chế tiếp xúc, đứng xa và rời khỏi khu vực nếu không có nhiệm vụ. D. Dùng tay chạm vào thiết bị để kiểm tra có phóng xạ thật hay không. Câu 5: Nội năng của một vật là
A. tăng nhiệt độ phản ứng. B. hút hết các electron tự do. C. điều chỉnh tốc độ phản ứng phân hạch. D. làm nguội nhiên liệu hạt nhân. Câu 18: Tại một bãi giữ xe thông minh, người ta đặt một cuộn dây cảm ứng gồm 300 vòng dây dưới mặt đường để phát hiện phương tiện ra vào. Khi không có xe, từ thông qua mỗi vòng dây được duy trì ổn định ở mức 0,015 Wb. Khi một ô tô đi qua, khung xe kim loại làm thay đổi đường đi của từ trường, khiến từ thông qua mỗi vòng dây giảm còn 0,003 Wb trong thời gian khoảng 0,08 s. Độ lớn suất điện động cảm ứng trung bình trong cuộn dây là bao nhiêu V? A. 45 V. B. 60 V. C. 0,15 V. D. 15 V. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Máy bay là phương tiện di chuyển phổ biến hiện nay, giúp con người tiết kiệm thời gian di chuyển giữa các địa điểm. Để đảm bảo sức khỏe cho hành khách, các máy bay thường được trang bị hệ thống điều áp giúp duy trì áp suất trong khoang ở mức an toàn (72 kPa – 100 kPa). Một máy bay đang bay ở độ cao 10 km so với mặt đất, nơi áp suất khí quyển là 22 kPa. Hệ thống điều áp duy trì áp suất không khí trong khoang máy bay ở mức 75 kPa. Khoang máy bay có thể tích 500 m³, nhiệt độ không khí trong khoang là 20°C. Coi không khí trong khoang là khí lý tưởng, biết khối lượng mol trung bình của không khí là 29 g/mol. a. Khi máy bay hạ cánh, áp suất trong và ngoài chênh lệch ngày càng lớn hơn. b. Tại độ cao 10 km, áp suất trong khoang cao hơn áp suất bên ngoài nên không khí sẽ có xu hướng thoát ra ngoài nếu khoang bị hở. c. Khối lượng không khí trong khoang xấp xỉ bằng 447 kg. d. Với một khối khí xác định trong khoang máy bay (thể tích không đổi), khi nhiệt độ trong khoang tăng lên đến 40°C, áp suất trong khoang sẽ giảm. Câu 2: Một học sinh sử dụng mô hình như hình vẽ để nghiên cứu mối liên hệ giữa các thông số trạng thái của khí lý tưởng. Mô hình gồm một bình kín hình hộp chữ nhật có thể tích không đổi, được gắn cảm biến nhiệt độ, áp kế đo áp suất, thước đo kích thước hình hộp và ống bơm khí. Trong quá trình thí nghiệm, học sinh bơm khí vào bình và ghi nhận các đại lượng. Biết khối lượng mol trung bình của không khí là 29 g/mol. a) Nhiệt độ hiển thị trên cảm biến là nhiệt độ tuyệt đối của khí bên trong bình. b) Có thể sử dụng các số đo từ thí nghiệm để tính khối lượng khí có trong bình. c) Nếu tiếp tục bơm khí vào bình, áp suất trong bình sẽ tăng. d) Trong quá trình thực hiện thí nghiệm, nếu có ánh nắng chiếu trực tiếp thì kết quả vẫn không bị ảnh hưởng.