Nội dung text Phần 3 - Đề số 1-HS.docx
Phần ba MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ SỐ 1 Phần I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN 1 . Câu 1. Vị trí nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến nên A. thiên nhiên mang tính nhiệt đới. B. lãnh thổ thuộc múi giờ thứ 7. C. có hoạt động của gió mùa châu Á. D. có sự đa dạng khoáng sản, sinh vật. Câu 2. Quá trình phèn hoá, mặn hoá diễn ra chủ yếu ở A. đồng bằng. B. miền núi. C. trung du. D. các đảo. Câu 3. Dân số nước ta hiện nay có đặc điểm nào sau đây? A. Tập trung chủ yếu ở các thành phố. B. Có tốc độ già hoá ở mức rất chậm. C. Có quy mô lớn và ngày càng tăng. D. Phân bố dày đặc ở vùng trung du. Câu 4. Đặc điểm nào sau đây đúng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta hiện nay? A. Giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp. B. Nhà nước quản lí các ngành then chốt. C. Đáp ứng đầy đủ sự phát triển đất nước. D. Theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Câu 5. Vùng nào sau đây ở nước ta có ngành công nghiệp chậm phát triển nhất? A. Tây Nguyên. B. DBSH. C. Bắc Trung Bộ. D. DHNTB. Câu 6. Ngành nào sau đây đã mở ra hướng phát triển công nghiệp mới cho vùng Tây Nguyên? A. Khai thác than. B. Khai thác đá vôi. 1 Trong phần I này của các đề, thí sinh trả lời từ Câu 1 đến Câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng hoặc đúng nhất.
C. Sản xuất điện. D. Khai thác bộ-xit. Câu 7. Đặc điểm nào sau đây đúng với vùng KTTĐ ở nước ta? A. Có ranh giới cố định theo thời gian. B. Chỉ gồm các thành phố thuộc Trung ương. C. Có cơ cấu kinh tế không thay đổi. D. Có khả năng thu hút vốn đầu tư lớn. Câu 8. Điều kiện nào sau đây thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo ở nước ta? A. Có nguồn năng lượng lớn từ thuỷ triều. B. Có nhiều vụng biển nước sâu, kín gió. C. Có nhiều bãi biển đẹp, khí hậu thuận lợi. D. Có tài nguyên khoáng sản phong phú. Câu 9. Biên độ nhiệt độ năm ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta cao hơn phần lãnh thổ phía Nam do A. có mùa đông lạnh, địa hình thấp. B. gần với chí tuyến, có Tín phong. C. gần chí tuyến, có mùa đông lạnh. D. có Tín phong, địa hình cao hơn. Câu 10. Sản xuất lúa ở nước ta hiện nay A. chủ yếu phục vụ xuất khẩu. B. chỉ tập trung ở các đồng bằng. C. đảm bảo an ninh lương thực. D. chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi. Câu 11. Yếu tố nào sau đây không phải là lợi thế để phát triển giao thông đường biển nước ta? A. Đường bờ biển dài. B. Có nhiều đảo ở ven bờ. C. Dòng biển theo mùa. D. Có nhiều vũng vịnh. Câu 12. ĐBSCL hiện nay đứng đầu cả nước về A. sản xuất lương thực và nuôi thuỷ sản nước ngọt. B. khai thác hải sản, chuyên canh cây công nghiệp. C. cây ăn quả cận nhiệt và khai thác gỗ xuất khẩu. D. nuôi thuỷ sản nước mặn, trồng rau đậu các loại. Câu 13. Nước ta có mưa nhiều vào mùa hạ chủ yếu do tác động của A. gió từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương, Tín phong bán cầu Bắc và bão. B. gió mùa mùa hạ, địa hình, dải hội tụ và áp thấp nhiệt đới.
C. địa hình nhiều đồi núi, bão, dải hội tụ và áp thấp nhiệt đới. D. Tín phong bán cầu Bắc, địa hình, bão và dải hội tụ nhiệt đới. Câu 14. Các đô thị của nước ta có khả năng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động chủ yếu do A. có nhiều nhà đầu tư với năng lực vốn lớn. B. hoạt động công nghiệp, dịch vụ phát triển. C. tập trung số lượng lớn lao động có trình độ. D. cơ sở vật chất kĩ thuật, giao thông hiện đại. Câu 15. Biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở vùng TD&MNBB là A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành vùng chuyên canh. B. đào tạo và hỗ trợ việc làm, phân bố lại dân cư và lao động. C. sản xuất hàng hoá, phát triển chế biến, mở rộng thị trường. D. hoàn thiện và đồng bộ cơ sở vật chất kĩ thuật, giao thông. Câu 16. Thuận lợi chủ yếu để phát triển cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng ở vùng ĐBSH là A. lao động trình độ cao, cơ sở vật chất hạ tầng tốt. B. đô thị hoá mở rộng, kinh tế hàng hoá phát triển. C. thị trường tiêu thụ lớn, nhiều hoạt động dịch vụ. D. nguyên liệu dồi dào, dân cư tập trung đông đúc. Câu 17. Khai thác hải sản ở DHNTB phát triển mạnh dựa trên thuận lợi chủ yếu là A. biển giàu sinh vật, có các ngư trường lớn. B. các tỉnh đều giáp biển, lao động đông đảo. C. vùng biển rộng, có các quần đảo ở xa bờ. D. nhiều cảng cá, hoạt động dịch vụ sôi động. Câu 18. Biện pháp chủ yếu phát triển dịch vụ tiêu dùng ở vùng Đông Nam Bộ là A. mở rộng đô thị, hoàn thiện cơ sở hạ tầng. B. tăng sản xuất hàng hoá, nâng cao mức sống. C. thúc đẩy sản xuất, mở rộng hội nhập quốc tế. D. đa dạng ngành sản xuất, mở rộng thị trường. Phần II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI 2
Câu 1. Đọc đoạn thông tin, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây: “Nhìn trên bản đồ sông ngòi, ta thấy ngay một mạng lưới dày đặc, cắt xẻ địa hình đồi núi trùng điệp và chảy ra Biển Đông. Tất cả có đến 2 360 con sông dài từ 10 km trở lên nhưng sông dài trên 100 km chỉ hơn 2 %. Hai nhân tố chính chi phối mạng lưới sông ngòi ở nước ta là lượng mưa và cấu trúc địa hình.” (Theo: Vũ Tự Lập, Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, 2012, tr.159) a) Sông ngòi ở nước ta chủ yếu là sông ngòi nhỏ và ngắn. b) Chế độ nước sông phân mùa lũ – cạn theo sát nhịp điệu mùa mưa – khô. c) Mật độ sông ngòi trên lãnh thổ nước ta rất thưa thớt. d) Chế độ mưa thất thường nhưng chế độ dòng chảy khá ổn định. Câu 2. Dựa vào bảng số liệu, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây: DÂN SỐ VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1960 – 2021 Năm 1960 1979 1999 2009 2014 2021 Dân số (triệu người) 30,2 52,5 76,3 86,0 90,7 98,5 Tỉ lệ gia tăng dân số (%) 3,93 2,53 1,43 1,06 1,08 0,9 (Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở; Niên giám thống kê năm 2022) a) Quy mô dân số nước ta tăng liên tục. b) Tỉ lệ gia tăng dân số ngày càng cao. c) Tốc độ tăng dân số có xu hướng chậm lại. d) Dân số nước ta tăng thêm khoảng 2 triệu người/năm. Câu 3. Đọc đoạn thông tin, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây: “Trong thời kì Đổi mới, các khu công nghiệp đã được thành lập ở các tỉnh/ thành phố, chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm. Các khu công nghiệp đã có những đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng và phát triển của Việt Nam, thông qua việc thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; khơi dậy và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, bổ sung nguồn vốn quan trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội; gia tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần mở rộng thị trường quốc tế, thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu; đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách và tạo việc làm. 2 Trong phần II này của các đề, thí sinh trả lời từ Câu 1 đến Câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu hỏi, các em chọn đúng hoặc sai.