PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 3.2. Handout MÔ SỤN - XƯƠNG.pdf

1 MÔ SỤN XƯƠNG (04 tiết) Mục tiêu học tập Sau khi häc xong bμi này sinh vian cã kh¶ n ̈ng: 1. Trình bày được cấu tạo của các loại sụn và cách phát triển của sụn trong. 2. Trình bày được cấu tạo, phân loại của các loại xương. 3. Trình bày được diễn biến của các giai đoạn cốt hóa, các quá trình liền xương và các yếu tố ảnh hưởng. 4. Nhận diện được hình ảnh cấu tạo vi thể của mô sụn và mô xương. 5. Dựa vào những kiến thức đã học về cấu trúc vi thể của mô sụn, mô xương để giải thích được một số triệu chứng trong các bệnh lý xương khớp. 2. Mô sụn Mô sụn là một dạng của mô liên kết mà chất căn bản có nhiễm cartilagein (một hợp chất của protein và acid chondroitin sulfuric), do đó nó có độ cứng rắn vừa phải đủ để đáp ứng yêu cầu chống đỡ. Mô sụn được tạo thành bởi những tế bào gọi là tế bào sụn và những sợi vùi trong chất căn bản dồi dào. Tùy theo thành phần sợi người ta phân mô sụn thành 3 loại: sụn trong, sụn xơ, sụn chun. 2.1 Sụn trong Sụn trong có nhiều ở phôi thai. Ở người trưởng thành có ở đầu xương dài, xương sườn, ở thanh quản, khí quản, phế quản 2.1.1. Cấu tạo Sụn trong gồm: chất căn bản sụn, những sợi tạo keo nhỏ, tế bào sụn, màng sụn. Chất căn bản: Chất căn bản của sụn trong nhiều, mịn, ưa thuốc nhuộm màu base. Trong chất căn bản có những hốc nhỏ gọi là ổ sụn. Trong mỗi ổ sụn có chứa 1, 2, 3 tế bào sụn hoặc nhiều hơn. Chất căn bản sụn có chondroitin sulfuric (40% trọng lượng sụn khô).
2 Tính chất cứng rắn và độ chun giãn phụ thuộc vào nồng độ của acid này. Trong chất căn bản sụn không có mạch máu và thần kinh. Tế bào sụn được dinh dưỡng bằng khuếch tán các chất từ màng sụn qua chất căn bản vào tế bào * Sợi tạo keo: Rất nhỏ, vùi trong chất căn bản, nên với kỹ thuật thông thường và dưới kính hiển vi quang học không phát hiện được sợi tạo keo. Bằng kính hiển vi Hình 2.16. Ảnh vi thể sụn trong 1. Ổ sụn; 2. Quầng sụn; 3. Chất căn bản sụn; 4. Những tế bào sụn 1 2 3 4
3 điện tử, người ta thấy sợi tạo keo nằm xung quanh tế bào sụn. * Tế bào sụn: Là những tế bào hình cầu hay hình trứng nằm trong những ổ sụn. Trong bào tương của tế bào sụn, bộ Golgi, lưới nội bào và ti thể phát triển, ngoài ra còn có những hạt glycogen. Nhân tế bào hình cầu, lớn, chứa nhiều chất nhiễm sắc, có một hạt nhân. Những dấu hiệu hình thái kể trên chứng tỏ tế bào sụn có khả năng chế tiết mạnh. Những tế bào sụn cùng nằm trong một ổ sụn được gọi là những tế bào cùng dòng. Chức năng của tế bào sụn: Tổng hợp Collagen. * Màng sụn: Là một màng liên kết bọc ngoài miếng sụn. Màng sụn có 2 lớp - Lớp ngoài là một màng xơ gồm có những lá xơ và một ít sợi chun, ít tế bào sợi, nhiều mạch máu. Các mạch máu này đảm nhiệm chức năng dinh dưỡng miếng sụn. - Lớp trong còn gọi là lớp sinh sản có nhiều tế bào sợi có khả năng biến thành tế bào sụn. Lớp này đảm bảo sự phát triển của miếng sụn bằng cách đắp thêm. 2.1.2 Sự phát triển của sụn trong Miếng sụn sau khi được hình thành, tiếp tục phát triển và nảy nở theo cả chiều dài và chiều rộng bằng hai cách Hình 2.17. Siêu cấu trúc miếng sụn trong A. Màng sụn, B. Sụn trong. 1.Nguyên bào sợi 2.Nguyên bào sụn; 3.Tế bào sụn; 4.Quầng sụn 1 A 2 B 3 4
4 * Cách đắp thêm: Nhờ lớp trong của màng sụn. Tế bào thuộc lớp trong của màng sụn sinh sản, biệt hóa thành tế bào sụn, tạo ra chất căn bản sụn, đắp thêm những lớp sụn mới vào miếng sụn đã có từ trước, miếng sụn ngày càng một to thêm. * Cách phân chia. Những tế bào sụn sinh sản bằng gián phân. Những phân chia nối tiếp, từ một tế bào mẹ sẽ tạo ra những tế bào cùng dòng. Tùy theo hướng của các mặt phân chia nối tiếp sẽ tạo ra những đám tế bào cùng dòng kiểu vòng hay kiểu trục. Tế bào sụn phân chia sinh ra nhóm tế bào cùng dòng kiểu vòng làm cho miếng sụn nở to ra, còn nhóm tế bào cùng dòng kiểu trục làm cho miếng sụn phát triển theo chiều dài, miếng sụn dài ra. 2.2 Sụn xơ Sụn xơ được hình thành do quá trình sụn hóa đã xảy ra ở mô xơ. Trong sụn xơ, chất căn bản chứa nhiều sợi tạo keo họp thành bó. Những tế bào sụn có hình trứng nhỏ, trông giống như tế bào sợi, nằm thưa thớt giữa những sợi tạo keo. Hình 2.18. Sự phát triển của sụn trong A. Kiểu vòng B.Kiểu trục A B Hình2.20. Sụn chun 1. Tế bào sụn; 2. Sợi chun. 1 2 Hình 2.19. Sụn xơ 1.Tế bào sụn, 2.Bó sợi collagen. 1 2 2

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.