PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 1. HỖN HỢP CÁC CHẤT (File GV).pdf

CHUYÊN ĐỀ 1. HỖN HỢP CÁC CHẤT I. Chất tinh khiết và hỗn hợp ♦ Chất tinh khiết và hỗn hợp Chất tinh khiết Hỗn hợp - KN: chỉ gồm một chất duy nhất. VD: nước cất, khí oxygen, kim loại bạc, tinh thể muối ăn, ... - Chất tinh khiết có những tính chất nhất định và những tính chất này thường được dùng để nhận biết chất tinh khiết. - KN: gồm hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau. VD: Nước đường, nước cam, bột canh, không khí, ... - Tính chất của hỗn hợp phụ thuộc vào thành phần hỗn hợp. Các nguyên vật liệu trong tự nhiên thường ở dạng hỗn hợp. ♦ Hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất Hỗn hợp đồng nhất Hỗn hợp không đồng nhất - Hỗn hợp đồng nhất là hỗn hợp có thành phần giống nhau ở mọi vị trí trong toàn bộ hỗn hợp. - Hỗn hợp không đồng nhất là hỗn hợp có thành phần không giống nhau trong toàn bộ hỗn hợp. II. Dung dịch - Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. - Chất tan là chất được hòa tan trong dung môi. Chất tan có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí. - Dung môi là chất dùng để hòa tan chất tan. Dung môi là chất chiếm lượng nhiều hơn trong dung dịch và thường là chất lỏng. III. Huyền phù và nhũ tương Huyền phù Nhũ tương - KN: Huyền phù là một hỗn hợp không đồng nhất gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường chất lỏng. - KN: Nhũ tương là một hỗn hợp không đồng nhất gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường chất lỏng nhưng không tan vào nhau. KIẾN THỨC CẦN NHỚ


Cà phê sữa Nước, cà phê, sữa Hỗn hợp Không đồng nhất Khí oxygen Khí oxygen Chất tinh khiết Đồng nhất Không khí oxygen, nitrogen, ... Hỗn hợp Đồng nhất Vữa xây dựng Xi măng, cát, nước Hỗn hợp Không đồng nhất Câu 6. [CTST - SBT] Bạn Vinh tiến hành thí nghiệm như sau: Bạn dùng dụng cụ chưng cất để đun 100 mL nước sôi, dẫn hơi nước qua hệ thống làm lạnh để nó ngưng tụ lại tạo thành nước cất. Bạn cho nước cất vào bốn cốc, mỗi cốc 20 mL. Tiếp theo, bạn cho vào cốc 1, 2, 3, 4 lần lướt là 2, 4, 6, 8 g muối và khuấy đều. Bạn nhận thấy: Cốc 1 Cốc 2 Cốc 3 Cốc 4 Hơi mặn Mặn hơn cốc 1 Mặn hơn cốc 2 Mặn hơn cốc 3 Từ kết quả thí nghiệm trên, em hãy trả lời các câu hỏi dưới đây: (a) Nước muối là chất tinh khiết hay hỗn hợp? (b) Em rút ra kết luận gì về tính chất của hỗn hợp? (c) Làm thế nào để nhận biết một chất tinh khiết? Hướng dẫn giải (a) Nước muối là hỗn hợp với thành phần bao gồm muối và nước trộn lẫn với nhau. (b) Qua thí nghiệm của bạn Vinh, ta nhận thấy độ mặn của nước muối càng tăng khi lượng muối đươc sử dụng càng nhiều. Do đó, tính chất của hỗn hợp phụ thuộc vào tính chất, lượng chất của các chất thành phần. (c) Để nhận biết một chất là tinh khiết, đơn giản ta có thể kiểm tra dựa vào tính chất vật lí của chất. Ví dụ để phân biệt nước cất tinh khiết và nước khoáng, ta có thể đun cạn hai mẫu nước đến 100oC. Ở mẫu nước cất, nước sẽ bay hơi hết và không còn dấu vết gì, còn mẫu nước khoáng vẫn sẽ thấy vết mờ vì lẫn tạp chất. Câu 7. Cho các hỗn hợp: (1) nước muối, (2) nước khoáng, (3) giấm ăn (2 - 5% thể tích là acetic acid), (4) hỗn hợp nước và dầu ăn, (5) cồn 90o (90% thể tích là ethanol), (6) cốc nước cam. (a) Trong các hỗn hợp trên, hỗn hợp nào là dung dịch? (b) Hãy chỉ ra chất tan và dung môi trong các dung dịch ở trên. Hướng dẫn giải Dung dịch Chất tan Dung môi (1) nước muối Muối Nước (2) nước khoáng Chất khoáng Nước (3) giấm ăn Acetic acid Nước (5) cồn 90o Nước Ethanol Câu 8. [CD - SBT] (a) Sử dụng các dụng cụ và những chất thích hợp, hãy nêu cách thực hiện để thu được ba hỗn hợp trong ba cốc như yêu cầu dưới đây. Chuẩn bị Tiến hành Sản phẩm Dung dịch đường ăn Huyền phù bột sắn Nhũ tương dầu ăn (b) Dựa trên đặc điểm nào của các hỗ hợp trên để nhận diện chúng là dung dịch, huyền phù hay nhũ tương. Hướng dẫn giải

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.