PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ 6 - HS.docx

ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 6 (Đề thi có trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 12 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Tính chất nào sau đây không phải của phân tử? A. Chuyển động không ngừng. B. Giữa các phân tử có khoảng cách. C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động. D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Câu 2. Hiện tượng nào sau đây không phải sự nóng chảy? A. Miếng bơ thực vật tan khi đun nóng.  B. Nước đá khi đưa ra khỏi tủ lạnh chuyển thành nước lỏng. C. Băng tuyết tan vào mùa hè. D. Nước đóng băng vào mùa đông. Câu 3. “Độ không tuyệt đối” là nhiệt độ ứng với A. 0 K. B. o0C . C. o273C . D. 37K Câu 4. Một vật được làm lạnh từ 25C xuống 10C. Nhiệt độ của vật theo thang Kelvin giảm đi bao nhiêu kelvin? A. 15 K. B. 18 K. C. 11 K. D. 20 K. Câu 5. Một học sinh sử dụng bộ thiết bị có sơ đồ nguyên lí hoạt động như hình a để so sánh năng lượng nhiệt cần thiết để làm nóng những khối vật liệu khác nhau (bê tông, đồng, sắt, thiếc). Các khối vật liệu có khối lượng bằng nhau và có nhiệt độ ban đầu là 20 o C. Học sinh đó tiến hành đo thời gian cần thiết để nhiệt độ của mỗi khối vật liệu tăng thêm 5 o C. Kết quả được biểu diễn ở hình b. Vật liệu nào có nhiệt dung riêng lớn nhất? A. Bê tông. B. Thiếc. C. Đồng. D. Sắt. Câu 6. Một học sinh tiến hành thí nghiệm đo nhiệt dung riêng của nước nhưng không có oát kế để xác định công suất của dòng điện. Để đo được công suất, học sinh đó lựa chọn thiết bị thay thế nào sau đây ? A. Sử dụng Ampe kế. B. Sử dụng ampe kế và vôn kế. C. Sử dụng điện kế. D. Sử dụng ampe kế và biến trở.
Câu 7. Hình bên là bố trí thí nghiệm xác định nhiệt hóa hơi riêng của nước. Dùng dây đun có công suất 25 W làm nóng nước trong một cốc được đặt trên đĩa cân. Nhiệt kế cho biết nhiệt độ của nước. Dây đun hoạt động bình thường. Khi nước sôi học sinh bắt đầu thu nhập số liệu, số chỉ khối lượng trên cân giảm dần theo thời gian và được ghi lại 2 giá trị trong bảng sau: Thời gian (s) Khối lượng (g) 0 131,36 390 127,05 Nếu toàn bộ năng lượng được cung cấp bởi dây đun đều dẫn đến sự bay hơi của nước thì giá trị nhiệt hoá hơi riêng của nước là A. 2,14.10 6 J/Kg. B. 2,91.10 6 J/Kg. C. 2,85.10 6 J/Kg. D. 2,26.10 6 J/Kg. Câu 8. Khi nói về mô hình khí lí tưởng thì phát biểu nào sau đây sai? A. Các phân tử khí ở xa nhau nên thể tích của các phân tử khí rất nhỏ so với thể tích của bình chứa nó. B. Khi chưa va chạm, lực tương tác giữa các phân tử khí rất mạnh. C. Giữa hai va chạm, phân tử khí lí tưởng chuyển động thẳng đều. D. Khi va chạm vào thành bình chứa, phân tử khí truyền động lượng cho thành bình và bị bật trở lại. Câu 9. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chất khí? A. Có hình dạng và thể tích riêng. B. Có các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng. C. Có thể nén được dễ dàng. D. Có khối lượng riêng nhỏ so với chất rắn và chất lỏng. Câu 10. Hệ thức đúng của định luật Boyle là A. p 1 V 2  = p 2 V 1 . B. p/V = hằng số. C. V/p = hằng số. D. pV = hằng số. Câu 11. Ở 27°C thể tích của một lượng khí là 6 lít. Thể tích của lượng khí đó ở nhiệt độ 127°C khi áp suất không đổi là A. 4 lít. B. 8 lít. C. 12 lít. D. 16 lít. Câu 12. Một quả bóng bàn đang bị bẹp (không thủng), thả vào trong nước nóng thì quả bóng lại phồng lên như cũ. Các thông số trạng thái của khối khí bên trong trái bóng bị thay đổi là A. nhiệt độ, thể tích. B. thể tích, nhiệt độ và áp suất. C. áp suất, thể tích. D. áp suất, nhiệt độ. Câu 13. Nén 10 lít khí ở nhiệt độ 27C để cho thể tích của nó chỉ còn 4lít, vì nén nhanh khí bị nóng lên đến 60C. Áp suất chất khí tăng lên A. 2,53 lần. B. 2,78 lần. C. 4,55 lần. D. 1,75 lần. Câu 14. Một hộp kín hình lập phương cạnh 10 cm chứa một lượng khí lí tưởng ở nhiệt độ 020C và áp suất 61,2.10Pa. Số phân tử khí chứa trong bình là A. 232,97.10. B. 231,23.10. C. 230,99.10. D. 231,79.10. Câu 15. Hệ thức đúng của áp suất chất khí theo mô hình động học phân tử là A. 22 3pmv . B. 21 3pmv . C. 23 2pmv . D. 2 pmv . Câu 16. Động năng trung bình của phân tử được xác định bằng hệ thức A. . B. . C. . D. . Câu 17. Động năng trung bình của phân tử khí lí tưởng ở 40 o C có giá trị là A. 8,2.10 -22  J. B. 6,5.10 -21  J. C. 6,2.10 23  J. D. 3,2.10 23  J. Câu 18. Một khối khí ở nhiệt độ 27 o C có áp suất p = 4,5.10 -9 N/m 2 . Hằng số Boltzmann k = 1,38.10 -23 J/K. Số lượng phân tử trên mỗi lít của khối khí là
A. 1,1.10 10 . B. 1,1.10 9 . C. 1,1.10 8 . D. 1,1.10 11 . Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (4 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Một lượng khí nhận nhiệt lượng 250kJ do được đun nóng, đồng thời nhận công 500kJ do bị nén. a) Nội năng của khí bị thay đổi bằng cách môi trường truyền nhiệt cho khí. b) Theo quy ước: Q250kJ và A500kJ c) Độ tăng nội năng của lượng khí là U750kJ d) Nếu chỉ cung cấp nhiệt lượng 250kJ cho lượng khí trên thì khí này thực hiện công 100kJ khi đó độ biến thiên nội năng của khí là U150kJ Câu 2. Đồ thị hình bên biểu diễn mối liên hệ giữa nhiệt độ và thời gian đun nóng chảy kim loại chì. a) Nhiệt độ nóng chảy của chì là 327 o C. b) Trong giai đoạn AB chì đang ở thể rắn. c) Trong giai đoạn BC nhiệt độ của chì không thay đổi nên nội năng của chì không thay đổi. d) Trong giai đoạn BC nếu ta có 2 kg chì thì nhiệt lượng cần cung cấp để nóng chảy hoàn toàn chì là 50000 J. Nhiệt nóng chảy riêng của chì là 0,25.10 5 (J/kg). Câu 3. Một xilanh chứa 3150cm khí ở 52.10Pa . Pit-tông nén khí trong xilanh xuống còn 3100cm . Coi nhiệt độ của khí không đổi.  a) Quá trình biến đổi trạng thái của khí là quá trình đẳng nhiệt.  b) Áp suất của khí sau khi nén bằng 2 3 áp suất của khí lúc đầu. c) Ở thể tích 3100cm áp suất của khí trong xilanh bằng 53.10Pa . d) Áp khí trong xilanh tăng 53.10Pa . Câu 4. Một khối khí lí tưởng hiện 1 chu trình như hình vẽ. Cho 5 1p610Pa , 1V2 lít, 2T100K , 5 3p210Pa . Đường cong (1)-(2) là đường hypebol. a) Từ trạng thái (1) sang trạng thái (2) là quá trình đẳng áp. b) Nhiệt độ tại trạng thái (1) của khí là – 173 o C. c) Thể tích khí tại trạng thái (2) là 6 lít. d) Nhiệt độ tại trạng thái (3) là - 239,67 o C.
Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (1,5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu trả lời dúng được 0,25 điểm. Câu 1: Cho một lượng khí không đổi thực hiện một quá trình biến đổi như hình vẽ . Biết rằng ban đầu khối khí có thể tích 1V6lít . Thể tích của khối khí ở trạng thái cuối bằng bao nhiêu lít ? Câu 2: Mô hình áp kế khí (hình bên) gồm một bình cầu thuỷ tinh có thể tích 3270cm gắn với một ống nhỏ AB nằm ngang có tiết diện 20,1cm và đầu B để hở (coi ống AB đủ dài). Trong ống có một giọt thuỷ ngân. Ở 0 0C giọt thuỷ ngân cách A 30 cm. Khoảng di chuyển của giọt thuỷ ngân khi hơ nóng bình cầu đến 010C là bao nhiêu cm. Coi thể tích bình là không đổi. Câu 3: Một nồi áp suất có van có trọng lượng không đáng kể và một lỗ tròn diện tích 21cm luôn được áp chặt bởi một lò xo có độ cứng k1300N/m và luôn bị nén 1 cm. Bỏ qua ma sát. Hỏi khi đun khí ban đầu ở áp suất khí quyển 5 0p10Pa , có nhiệt độ 027C thì đến nhiệt độ bao nhiêu 0C van sẽ mở ra ? Câu 4: Một bình cầu có bán kính 0,44 m có chứa hidro ở điều kiện o27C . Tìm khối lượng khí trong quả cầu ? Biết khí có áp suất 100 kPa. Câu 5: Một xi lanh tiết diện đều có pittong cách nhiệt và nằm ngang. Pittong ở vị trí chia xi lanh thành hai phần bằng nhau, chiều dài của mỗi phần là 30 cm. Mỗi phần chứa một lượng khí như nhau ở nhiệt độ 17°C và áp suất 2 atm. Muốn pittong dịch chuyển 2 cm thì phải đun nóng khí ở một phần lên thêm bao nhiêu Kelvin ? (Viết kết quả đến phần nguyên). Câu 6: Bình có dung tích 2 lít chứa 10 g khí O 2 ở áp suất 680 mmHg. Tính vận tốc trung bình của khí ra đơn vị m/s. (Viết kết quả đến phần nguyên).

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.