PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text KNTT_NV12_GADT_bài 1. Nỗi buồn chiến tranh (Trích – Bảo Ninh).docx

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 1: KHẢ NĂNG LỚN LAO CỦA TIỂU THUYẾT ÔN TẬP VĂN BẢN 2: NỖI BUỒN CHIẾN TRANH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Củng cố kiến thức đã học về tiểu thuyết. - Củng cố kiến thức đã học về văn bản Nỗi buồn chiến tranh (ngôn ngữ, diễn biến tâm lí nhân vật, hành động nhân vật…). - Luyện tập theo văn bản Nỗi buồn chiến tranh. 2. Năng lực Năng lực chung - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Năng lực đặc thù - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của tiểu thuyết hiện đại như: ngôn ngữ, diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật,… qua văn bản Nỗi buồn chiến tranh. - Phân tích được đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; phân tích và đánh giá được sự phù hợp của người kể chuyện, điểm nhìn trong việc thể hiện chủ đề của văn bản Nỗi buồn chiến tranh.
- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của phong cách hiện thực trong tiểu thuyết và trong sáng tác văn học nói chung. 3. Phẩm chất - Biết xây dựng các chuẩn mực giá trị trong cuộc sống. - Hiểu và đồng cảm với những nỗi buồn thể hiện nhân tính và khát vọng hướng đến sự hoàn thiện của con người. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án; - SGK, SGV Ngữ văn 12; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm; - Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà; 2. Đối với HS - SGK, SBT Ngữ văn 12; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà; - Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair - Share, chia sẻ những tác phẩm viết về chiến tranh đã đọc, đã nghe. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair - Share: Chia sẻ về những tác phẩm viết về chiến tranh mà em đã đọc, đã nghe. - Thời gian: 2 phút. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 - 3 HS trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, gợi mở: Một số tác phẩm viết về chiến tranh: - GV dẫn dắt vào bài học mới: Được đánh giá là “cuốn tiểu thuyết xúc động nhất về chiến tranh Việt Nam”, “cuốn sách chạm vào mẫu số chung của nhân loại”, “thành tựu lớn nhất của văn học Đổi mới”, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã đem đếm cho người đọc một góc nhìn mới, khác lạ về chiến tranh. Ở bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng củng cố kiến thức về những đặc trưng của tiểu thuyết qua tác phẩm này nhé! B. ÔN TẬP KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Nỗi buồn chiến tranh.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Nỗi buồn chiến tranh. c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Nỗi buồn chiến tranh và chuẩn kiến thức của GV. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Nỗi buồn chiến tranh, thực hiện nhiệm vụ: Trình bày thông tin cơ bản về tác giả Bảo Ninh và xuất xứ “Nỗi buồn chiến tranh”. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ I. Hiểu biết chung về tác phẩm 1. Tác giả Bảo Ninh - Sinh năm 1952. - Quê quán: tỉnh Quảng Bình. - Là nhà văn cựu chiến binh, sinh ra trong gia đình nhiều đời nho gia. - Sau 1975, ông giải ngũ bắt đầu viết văn từ năm 1987. - Mang vào trang văn những suy tư nặng trĩu, những trải nghiệm gai góc, giọng văn trầm bổng nhưng đều thấm đẫm nỗi buồn. 2. Xuất xứ tác phẩm - Nỗi buồn chiến tranh là tên gốc của tiểu thuyết được Bảo Ninh hoàn thành năm 1987, ra mắt với nhan đề Thân phận của tình yêu. - Là người lính đi qua chiến tranh, nhà văn Bảo Ninh, sau khi chiến tranh kết thúc đã nói lên một tiếng nói khác, có phần ngược lại – nỗi buồn của chiến tranh. - Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng,

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.