Nội dung text SINH LÝ HÔ HẤP.pdf
157 BÀI 10. SINH LÝ HÔ HẤP I. ĐẠI CƯƠNG: - Là hoạt động chức năng cung cấp O2 cho mô và thải CO2 ra ngoài. - Gồm: 1) Thông khí phổi (thông khí cơ học): ở thai nhi chưa có 2) Trao đổi khí (Phổi, máu, mô) - Quá trình lý hóa. 3) Hô hấp tế bào: Sử dụng O2 ở tế bào. 4) Điều hòa hô hấp: chủ yếu điều hòa thông khí. - Chức năng: + Đào thải nước và nhiệt + Tăng thể tích máu vè TM – Bơm hô hấp. + Tham gia vào cân bằng acid base – Đào thải CO2. + Chức năng phát âm. + Bảo vệ chống lại dị vật hô hấp. + Chuyển biến, hoạt hóa và bất hoạt 1 số yếu tố đi theo hệ tuần hoàn: hoạt hóa AGII, Bất hoạt PG.. II. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - CHỨC NĂNG CỦA BỘ MÁY HÔ HẤP 1. Đường dẫn khí ● Đặc điểm hình: - Hô hấp trên: mũi, miệng, hầu (họng), thanh quản. - Hô hấp dưới: khí quản, phế quản, các tiểu phế quản, tiểu phế quản tận, ống phế nang, túi phế nang và các phế nang. ● Mũi: - Có hệ thống lông, tuyến nhày làm sạch không khí. - Làm ẩm KK ● Xoang: - Thông với ổ mũi. - Tham gia điều hòa nhiệt độ, độ ẩm của không khí trước khi vào phổi - Làm nhẹ hộp sọ; cộng hưởng âm. ● Thanh quản: tạo bởi khung cơ – sụn. ● Cây Phế quản: - Sụn: ngăn cho đường dẫn khí không bị xẹp. - Vi nhung mao: chuyển động theo nhịp, đưa dần chất nhầy về phía họng, nơi chất nhầy được nuốt. - TB Goblet: Bài tiết lớp áo nhầy bảo vê. Dính bụi hô hấp và vi sinh vật trong khí thở trên lớp nhầy này. - Cơ trơn: Cơ không tùy ý. Khi co là hẹp đường dẫn khí.
158 ● Chức năng của đường dẫn khí: - Chức năng dẫn khí – quan trọng: chỉ được thực hiện tốt khi đường dẫn khí được thông thoáng. Chỉ cần có sự chênh lệch áp suất < 1 cmH2O là đủ để không khí di chuyển từ nơi có áp suất cao hơn đến nơi có áp suất thấp trong các động tác hô hấp. Để đánh giá mức độ thông thoáng của đường dẫn khí chúng ta có thể đo sức cản của đường dẫn khí. Sức cản của đường dẫn khí phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: + Thể tích phổi: Khi hít vào sức cản của đường dẫn khí giảm xuống, khi thở ra sức cản của đường dẫn khí tăng lên. + Sự co của cơ trơn ở các tiểu phế quản. + Mức độ phì đại của niêm mạc đường dẫn khí + Lượng dịch tiết ra trong lòng đường dẫn khí - Chức năng bảo vệ: hệ thống cơ học + Hệ thống lông mũi: cản các hạt bụi to và chỉ có những hạt bụi có kích thước < 5 m (còn gọi là bụi hô hấp) mới vào được đến phế nang. + Làm sạch không khí hữu hiệu: Lớp dịch nhày và sự chuyển động của hệ thống lông mao tác dụng bám dính các hạt bụi, vi khuẩn... và đẩy chúng ra ngoài. - Chức năng làm ấm và bão hoà hơi nước của không khí khi hít vào. + Không khí hít vào được sưởi ấm lên đến nhiệt độ của cơ thể là 370 C và được bão hoà hơi nước nhờ hệ thống mao mạch phong phú của đường dẫn khí và nhờ có các tuyến tiết nước, tiết nhày trong lớp biểu mô lát mặt trong đường dẫn khí. - CN khác: phát âm, chức năng góp phần biểu lộ tình cảm thông qua lời nói, tiếng cười, tiếng khóc... 2. Phổi - phế nang: - Phế nang là đơn vị cấu tạo và chức năng thực hiện quá trình trao đổi khí. - Có khả năng giãn. - Được các mao mạch phổi bao bọc như một mạng lưới. Diện tích tiếp xúc giữa phế nang và mao mạch:~ 70- 120 m2 tùy hít vào/thở ra. - Cấu tạo: một lớp biểu mô phế nang, phủ một lớp surfactant có khả năng thay đổi được sức căng bề mặt trong các phế nang. Lớp biểu mô phế nang có hai loại tế bào. + Tế bào phế nang nhỏ - typ I (90%): lát đơn dẹt, nó mẫn cảm với mọi đột nhập có hại vào phế nang. + Tế bào phế nang lớn - typ II (10%): trụ vuông. Sản xuất Surfactan
159 3. Màng hô hấp - Màng hô hấp là đơn vị hô hấp của phế nang, nơi tiếp xúc giữa phế nang và mao mạch và là nơi trực tiếp xảy ra quá trình trao đổi khí. - 6 lớp - Màng hô hâp mỏng, chỉ dày 0,6 m. - Diện tích của màng hô hấp trong khoảng 50-100 m2 và lượng máu chứa trong hệ mao mạch phổi khoảng 60-140 ml. - Đường kính mao mạch chỉ khoảng 5 m trong khi đó đường kính hồng cầu khoảng 7,5 m, do đó khi đi qua mao mạch hồng cầu phải tự kéo dài ra mới đi lọt, tạo điều kiện cho quá trình khuếch tán khí được dễ dàng. ● Surfactant: - Cấu tạo bởi: Phospholipid, protein, ion. - Thành phần quan trọng nhất là: Phospholipid dipalmitoyl phosphotidycholin; surfactant apoprotein và Ca2+. - Hình thành từ tuần 22-24. Lecithin/Spingomysin trong nước ối: chỉ điểm ức độ trưởng thành màng phôi. - Chức năng: Giảm sức căng bề mặt. (Do cắt đứt liên kết giữa các chất lỏng, chống xẹp PN nhỏ). ● Sức căng bề mặt: - Hình thành từ lực hút giữa các chất lỏng lót phế nang tại mặt phân cách các khí dịch lớp dịch trên bề mặt phế nang quyết định. - Tác dụng: + Ngăn cản phế nang mở rộng. + Co phế nang tạo ra tính đàn hồi & zo
160 + Ngăn k cho phế nang bị xẹp. - Cơ chế: ● Tính đàn hồi của phổi: - Phổi có tính đàn hồi Co kéo khi bị kéo căng. Sức căng là lực cần để kéo căng hay làm phổi giãn ra. - Với áp suất nhất định, phổi có sức căng cao có thể giãn nhiều hơn phổi có sức căng thấp. - Phụ thuộc vào: + sợi Elastin và collagen + Thành phần nước + Sức căng bề mặt. 4. Lồng ngực - Buồng hoàn toàn kín chứa phổi và tim. - Xung quanh là khung xương bao bọc, phía trên có các cơ và mô liên kết ở vùng cổ, phía dưới có cơ hoành ngăn cách với ổ bụng - Có tính đàn hồi và có khả năng thay đổi kích thước lồng ngực trong một giới hạn nhất định nhờ hoạt động của các cơ hô hấp. 5. Màng phổi và cơ chế tạo áp suất âm trong khoang màng phổi, ý nghĩa của áp suất âm ● Màng phổi và khoang màng phổi - Lá thành và lá tạng được tạo thành bởi một lớp mô liên kết xơ mỏng: gồm những tế bào sợi và đại thực bào, những bó sợi chun chạy dọc theo các hướng khác nhau và được lợp bởi một lớp trung biểu mô. - Lá thành bao mặt trong của thành ngực và cơ hoành. TK chi phối: nguồn gốc dây thần kinh hoành và thần kinh liên sườn. - Lá tạng bao bọc mặt ngoài phổi, áp sát lá thành và liên tục với nhau ở rốn phổi. Có các nhánh của thần kinh giao cảm và phó giao cảm - Khoang màng phổi: có 1-2ml dịch mỏng dễ trượt lên nhau và cũng khó tách rời nhau. - Màng phổi có nhiều mao mạch máu và mao mạch bạch huyết. ↓ Q = - R=· R : chang his Q : hi long khn 7 : do whitkhi vao & :A day otg dain sP : Gradien ap snat U : ban kit ty bem4 R : Khang li dg he hap