PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHỦ ĐỀ 4. NGUỒN NHIÊN LIỆU (FILE GV).doc

CHỦ ĐỀ 4: NGUỒN NHIÊN LIỆU (FILE GV) A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT B. HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN 1: BÀI TẬP TỰ LUẬN PHẦN 2: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN MỨC ĐỘ 1 : BIẾT MỨC ĐỘ 2 : HIỂU MỨC ĐỘ 3,4: VẬN DỤNG – VẬN DỤNG CAO PHẦN 3: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI PHẦN 4: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT I. DẦU MỎ, KHÍ MỎ DẦU VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN 1.Khái niệm, thành phần và trạng thái tự nhiên Dầu mỏ là chất lỏng, sánh, thường có màu nâu sẫm, không tan trong nước và nhẹ hơn nước, là nhiên liệu hóa thạch, có trong vỏ Trái Đất. Thành phần chính của dầu mỏ là các hydrocarbon. Dầu mỏ tập trung thành những khu vực ở trong lòng đất gọi là mỏ dầu. Mỏ dầu thường có 3 lớp: - Lớp khí ở phía trên gọi là khí mỏ dầu (khí đồng hành) chủ yếu là khí methane (khoảng 75%) và một số hydrocarbon khí khác. - Lớp dầu lỏng có hòa tan khí ở giữa là hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hydrocarbon và lượng nhỏ hợp chất khác. - Dưới đáy mỏ dầu là một lớp nước mặn. Sơ đồ cấu tạo mỏ dầu Khí thiên nhiên cũng là nhiên liệu hóa thạch ở dưới lòng đất hay rải rác thoát ra từ lớp bùn ở đáy ao. gồm khoảng 95% khí methane (CH 4 ) và một số hydrocarbon khác, lượng nhỏ CO 2 ,N 2 ,... Khí mỏ dầu là khí từ các mỏ dầu, có thành phần giống khí thiên nhiên nhưng hàm lượng methane thấp hơn so với khí thiên nhiên. 2.Phương pháp khai thác và chế biến a) Dầu mỏ và khí mỏ dầu - Khoan, thu dầu và khí. - Loại bỏ tạp chất => dầu thô => vận chuyển đến nhà máy lọc dầu. - Xử lí dầu thô bằng phương pháp chưng cất => thu nhiều sản phẩm khác nhau ở các khoảng nhiệt độ khác nhau => đến các cơ sở sử dụng. Phân đoạn Ứng dụng Khí hóa lỏng Nhiên liệu (sưởi ấm, bếp gas) Dầu nhẹ Dung môi Naphtha nhẹ Dung môi Xăng Nhiên liệu cho động cơ đốt trong (xe máy, ô tô,...) Dầu hỏa Nhiên liệu cho động cơ phản lực Dầu diesel Nhiên liệu cho động cơ diesel và các lò nung Dầu bôi trơn Chất bôi trơn Sáp paraffin Sáp bóng, sáp dầu khoáng. Nhựa đường Bề mặt đường nhựa, giấy dầu lợp mai1 b) Khí thiên nhiên Khoan xuống mỏ khí và khí sẽ tự phun lên => vận chuyển đến nhà máy =>xử lí => tiêu thụ sản phẩm.

- Khai thác khí thiên nhiên: Tương tự như việc khai thác dầu mỏ, việc khai thác khí thiên nhiên cũng phức tạp và yêu cầu kĩ thuật cao. Khí thiên nhiên thường được khai thác từ các mỏ khí tự nhiên. - Khai thác khí mỏ dầu: Khí mỏ dầu được khai thác cùng với khai thác dầu mỏ (từ cùng một giếng dầu), thành phần chính là methane (có hàm lượng thấp hơn so với khí thiên nhiên) và nhiều khí khác (ethane, propane,...). Câu 4. [CTST – SGK] Theo em, nhiên liệu là gì? Hãy kể tên một số nhiên liệu thường dùng trong đời sống. Hướng dẫn giải - Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng. - Nhiên liệu thường dùng trong đời sống : xăng, dầu, củi, than, khí gas, cồn, khí biogas,.... Câu 5. [CTST – SGK] Em hãy trình bày cách sử dụng nhiên liệu đạt hiệu quả cao. Hướng dẫn giải Để tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu, ta nên: - Cung cấp đủ không khí hoặc oxygen để nhiên liệu cháy hoàn toàn. - Tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu và không khí. - Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết, phù hợp với nhu cẩu sử dụng, nhằm tận dụng nhiệt lượng do sự cháy toả ra. Câu 6. [CTST – SGK] Hiện nay, loại nhiên liệu nào được sử dụng phổ biến nhất cho phương tiện giao thông? Hướng dẫn giải Nhiên liệu được sử dụng phổ biến cho phương tiện giao thông hiện nay là xăng, dầu diesel,.... Câu 7. Nêu trạng thái, màu sắc và khả năng tan trong nước của dầu mỏ ? Hướng dẫn giải Dầu mỏ là chất lỏng, sánh, thường có màu nâu sẫm, không tan trong nước và nhẹ hơn nước Câu 8. Khi khai thác và vận chuyển dầu mỏ phải áp dụng nhiều biện pháp để dầu không tràn ra biển. Giải thích ý nghĩa ? Hướng dẫn giải Giải thích: Vì dầu mỏ là chất lỏng, sánh, thường có màu nâu sẫm, không tan trong nước và nhẹ hơn nước nên khi dầu tràn ra biển sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường: - Lượng dầu tràn lan trên mặt nước tạo thành một lớp bề mặt màu đen hoặc nâu ngăn cản sự truyền ánh sáng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và tiêu diệt các sinh vật phù du. - Lớp dầu ngăn cản sự trao đổi khí giữa nước và không khí làm lượng oxyen trong nước không đủ, dẫn đến tình trạng sinh vật biển chết hàng loạt. - Gây ô nhiễm môi trường biển. - Lượng dầu sẽ ngấm vào mang, cơ quan hô hấp của loài cá dẫn đến chết vì ngạt thở; khi bị dính dầu chim trời không thể bay do lông bị ướt hoặc không điều hòa được thân nhiệt,… - Nếu bất kỳ loài động vật nào ăn phải dầu này có thể gây ngộ độc trong toàn bộ chuỗi thức ăn, gây tổn hại đến hệ sinh thái biển. Câu 9: Dầu mỏ được khai thác như thế nào? Hướng dẫn giải - Quá trình khai thác dầu mỏ bao gồm các bước chính như sau: + Khảo sát và khoan: tiến hành khảo sát địa chất và sử dụng các thiết bị khoan để tìm và khoang vào vị trí chứa dầu. + Sản xuất: các hệ thống sản xuất được thiết lập để đưa dầu từ lòng đất lên bề mặt. + Xử lý và lưu trữ: dầu được xử lý để loại bỏ tạp chất và sau đó lưu trữ trong các bể chứa đặc biệt. + Chế biến và tiêu thụ: dầu được vận chuyển đến các nhà máy chế biến và xử lý thành các sản phẩm dầu khác nhau trước khi được phân phối sử dụng Câu 10: Nêu tên một số mỏ dầu đã và đang được khai thác ở nước ta. Hướng dẫn giải - Mỏ Bạch Hổ; - Cụm mỏ Sư tử Đen, Sư tử Vàng, Sư tử Trắng và Sư tử Nâu; - Mỏ Tê Giác Trắng;

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.