PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 12. Đại cương về polymer (Bản 1).docx

BÀI 12: ĐẠI CƯƠNG VỀ POLYMER (Thời gian: 2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Cấu tạo và tên gọi một số polymer: PE, PVC, PP, PS, PPF, polybutadiene, polyisoprene, poly(methyl methacrylate), capron, nylon-6,6. - Tính chất vật lý (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, tính chất cơ học) và tính chất hoá học (phản ứng cắt mạch, tăng mạch, giữ nguyên mạch của một số polymer). - Phương pháp tổng hợp một số polymer (trùng hợp, trùng ngưng). 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh, mẫu vật polymer để tìm hiểu về polymer. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về cấu tạo, tính chất, phương pháp tổng hợp polymer. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được một số vấn đề về cấu tạo, tính chất, xử lý chất thải, tái chế polymer,... 2.2. Năng lực hóa học *Nhận thức hoá học: - Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên của một số polymer thường gặp (polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), polybutadiene, polyisoprene, poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF), capron, nylon- 6,6). - Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, tính chất cơ học) và tính chất hoá học (phản ứng cắt mạch (tinh bột, cellulose, polyamide, polystyrene), tăng mạch (lưu hoá cao su), giữ nguyên mạch của một số polymer). - Trình bày được phương pháp trùng hợp, trùng ngưng để tổng hợp một số polymer thường gặp. * Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua hoạt động cá nhân, nhóm giải thích được một số tính chất của polymer. * Vận dụng: cách sử dụng và tái chế một số polymer trong thực tiễn. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK, mạng internet, thực tế. - HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao. - Nhân ái: Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - Sưu tầm hình ảnh, đồ vật thông dụng được làm từ polymer. - Phiếu học tập, phiếu giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm. 2. Học sinh (HS) - Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV. - Giấy A0 hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu 1.1. Mục tiêu - Huy động được vốn hiểu biết, kĩ năng có sẵn của học sinh (về cấu tạo hợp chất hữu cơ, alkane, alkene, phản ứng trùng hợp, thuỷ phân,…) để chuẩn bị cho học bài mới. - Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học; tạo không khí lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú. 1.2. Giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi tham gia trò chơi ô chữ. - Nhiệm vụ: học sinh trả lời câu hỏi thừ 1-7 để tìm các từ hàng ngang và từ khóa ở cột tô màu xanh. - Thời gian: 30 giây/câu hỏi Trò chơi ô chữ 1 2 3 4 5 6 7 Câu 1: Hợp chất hữu cơ có nhóm hydroxy liên kết carbon vòng benzene. Câu 2: Vật liệu được sử dụng phổ biến làm săm, lốp xe. Câu 3: Tên một loại tinh bột có mạch không nhánh, xoắn lại. Câu 4: Tên riêng của alkene đầu tiên trong dãy đồng đẳng. Câu 5: Tên acid béo no, có 16 carbon trong phân tử. Câu 6: Động từ chỉ hành động gắn với nhau để bổ sung cho nhau. Câu 7: Tên alkene có 3 nguyên tử carbon 1.3. Sản phẩm dự kiến 1 P H E N O L 2 C A O S U 3 A M Y L O S E 4 E T H Y L E N E 5 P A L M I T I C 6 K E T H O P
7 P R O P E N E 1.4. Tổ chức thực hiện Thực hiện nhiệm vụ: - Giáo viên thiết kế các câu hỏi dạng trò chơi Quizizz, Rung chuông vàng,… để khởi động buổi học. - HS hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi. Báo cáo, thảo luận: HS đưa ra nội dung kết quả hoạt động của cá nhân và nhóm đôi hoàn thành mở các ô chữ. Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đưa ra kết luận gợi mở kiến thức vào bài. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Khái niệm và danh pháp Mục tiêu: Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên của một số polymer thường gặp (polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), polybuta-1,3-diene, polyisoprene, poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF), capron, nylon-6,6). Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Giao nhiệm vụ học tập: Nhiệm vụ 1: Khái niệm - HS hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu học tập 1. Nhiệm vụ 2. Danh pháp - HS hoạt động nhóm cặp đôi hoàn thành phiếu học tập 2. Tổ chức thực hiện Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh hoàn thành phiếu học tập số 1(cá nhân), 2 (cặp đôi). Báo cáo, thảo luận: HS đưa ra nội dung kết quả hoạt động của cá nhân và nhóm đôi. Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đưa ra kết luận về khái niệm, cấu tạo và danh pháp polymer: - Polymer là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích ) liên kết với nhau tạo nên. - Tên gọi chung polymer: Poly + Tên monome PHIẾU HỌC TẬP 1 Hoàn thành bảng PTPƯ nCH 2 =CHCl(-CH 2 -CHCl-) n Tên gọi ethylene polyethylen e Vinyl chloride Poly(Vinyl chloride) KLPT 28 28n 62,5 62,5n Thành phần nguyên tố C, H C, H C, H, Cl C, H, Cl Tên chung monomer polymer monomer polymer PHIẾU HỌC TẬP 2 polyethylene Poly(vinyl chloride) Polystyrene Poly(phenol formaldehyte)
polybuta-1,3-diene polyisoprene capron nylon-6,6 Hoạt động 2.2: Tính chất vật lí Mục tiêu: Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, tính chất cơ học) Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Giao nhiệm vụ học tập HS hoạt động nhóm cặp đôi hoàn thành phiếu học tập 3. Tổ chức thực hiện GV: Cho HS xem một số mẫu polymer: bịch nylon, chai nhựa, ống nhựa, ... Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu SGK, hoàn thành PHT 3 để nắm một vài tính chất vật lý của polymer. Báo cáo, thảo luận: HS đưa ra nội dung kết quả hoạt động nhóm. Kết luận, nhận định : GV hướng dẫn HS nắm được một số ứng dụng polymer dựa vào tính chất vật lý: - polymer: chất rắn, không bay hơi, không bị nóng chảy hoặc nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ khá rộng. - Polymer không tan trong nước, một số tan được trong dung môi hữu cơ. - Tính chất vật lí và ứng dung polymer:tính dẻo, tính đàn hồi , tính dai, bền và có thể kéo sợi , tính cách điện, tính bán dẫn… PHIẾU HỌC TẬP 3 Phân loại Đặc điểm Trạng thái Tính tan (H 2 O) Ví dụ Polymer nhiệt dẻo Bị nóng chảy khi đun nóng Rắn Không tan PE, PP, PVC Polymer nhiệt rắn Không bị nóng chảy mà bị phân huỷ bởi nhiệt Rắn Không tan PPF Tính dẻo PE, PVC, PP, PS,.. Tính cách điện PE, PVC,.. Tính đàn hồi Polybuta-1,3- diene, polyisoprene,.. Tính dai, bền Capron, nylon- 6,6,.. Hoạt động 2.3: Tính chất hoá học Mục tiêu: Nêu được đặc điểm về tính chất hoá học của một số polymer: phản ứng cắt mạch (tinh bột, cellulose, polyamide, polystyrene), tăng mạch (lưu hoá cao su), giữ nguyên mạch.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.