Nội dung text Giáo án Tin học 9 Kết nối tri thức-Cả năm.pdf
1 Giáo án Tin học 9 Kết nối tri thức * tailieugiaovien.edu.vn * zalo 0969325896 Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG BÀI 1: THẾ GIỚI KĨ THUẬT SỐ (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu Sau bài học này, HS sẽ: - Sự xuất hiện phổ biến của các thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin. - Khả năng ứng dụng của máy tính trong khoa học kĩ thuật và đời sống. - Tác động của công nghệ thông tin tới xã hội, trong đó có giáo dục. 2. Năng lực Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học. Năng lực riêng: - Nhận biết được sự có mặt của các thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin ở khắp nơi và nêu được ví dụ minh họa. - Nêu được khả năng của máy tính và chỉ ra được một số ứng dụng thực tế của nó trong khoa học kĩ thuật và đời sống. - Giải thích được tác động của công nghệ thông tin lên giáo dục và xã hội thông qua các ví dụ cụ thể. 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng tình yêu, niềm đam mê tin học.
2 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, SBT Tin học 9 - Kết nối tri thức. - Hình 1.1 - 1.4 và một số hình ảnh về các thiết bị kĩ thuật số trong những lĩnh vực khác nhau, xuất hiện ở những địa điểm khác nhau và đã trở nên quen thuộc với mọi người. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Tin học 9. - Tìm hiểu trước nội dung bài học. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS tập trung chú ý vào các thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin. b. Nội dung: GV nêu tình huống khởi động; HS đóng vai các nhân vật trong tình huống, từ đó có hứng thú tìm hiểu những thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin. c. Sản phẩm học tập: Bộ xử lí không chỉ xuất hiện trong máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay mà còn có trong nhiều thiết bị điện tử khác. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho 2 HS đóng vai An và Khoa đọc đoạn hội thoại trong phần Khởi động SGK trang 5: An: Bộ xử lí là thành phần quan trọng của máy tính, thường được gọi là “bộ não” của máy tính. Nhưng liệu có phải chỉ máy tính mới có bộ xử lí không? Khoa: Bộ xử lí không chỉ xuất hiện trong máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay mà nhiều thiết bị điện tử khác cũng cần bộ xử lí để hoạt động như ti vi kĩ thuật số hay rô bốt quét nhà,... An: Thế thì còn nhiều thiết bị nữa có gắn bộ xử lí ở xung quanh chúng ta. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, quan sát và trả lời các câu hỏi sau: 1. Hãy nêu các thiết bị điện tử có bộ xử lí có trong đoạn hội thoại trên. Ngoài các thiết bị vừa nêu trên, còn thiết bị nào cũng có bộ xử lí?
3 2. Những thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin đóng vai trò như thế nào trong đời sống con người? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc đoạn hội thoại và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát quá trình tiến hành nhiệm vụ của HS, định hướng cho HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Hai HS xung phong đọc đoạn hội thoại. - HS khác xung phong trả lời câu hỏi: 1. Những thiết bị có bộ xử lí trong đoạn hội thoại là máy tính để bàn, máy tính xách tay, ti vi kĩ thuật số, rô bốt quét nhà. Ngoài ra, còn có một số thiết bị gắn bộ xử lí khác như: + Điều hoà. + Quạt điều khiển từ xa. + Lò vi sóng. 2. Những thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực đối với đời sống con người. - GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập