PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 3042. Thanh Chương 1 - Nghệ An (giải).pdf

GROUP VẬT LÝ PHYSICS ĐỀ VẬT LÝ THANH CHƯƠNG 1 – NGHỆ AN 2024-2025 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Đơn vị của nhiệt hoá hơi riêng là A. J/kg B. J/kg.độ C. J/s. D. kg/J Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chất ở thể khí? A. Có lực tương tác phân tử nhỏ hơn lực tương tác phân tử ở thể rắn và thể lỏng. B. Có hình dạng và thể tích riêng. C. Có thể nén được dễ dàng. D. Có các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn độn. Câu 3: Trong trường hợp phát hiện mùi khét hoặc khói từ một thiết bị điện đang sử dụng, bạn nên làm gì? A. Sử dụng nước để dập lửa ngay lập tức. B. Vẫn tiếp tục sử dụng thiết bị cho đến khi hỏng hoàn toàn. C. Vận hành thiết bị ở chế độ cao nhất để kiểm tra. D. Cắt ngay nguồn điện và ngắt thiết bị khỏi ổ cắm. Câu 4: Khi sét đánh, có dòng điện tích âm chuyển động từ đám mây xuống mặt đất. Từ trường của Trái Đất hướng về phía Bắc. Tia sét bị từ trường Trái Đất làm chệch hướng về hướng A. Đông B. Bắc. C. Nam. D. Tây. Câu 5: Khi ôtô đóng kín cửa để ngoài trời nắng nóng, nhiệt độ không khí trong xe tăng rất cao so với nhiệt độ bên ngoài, làm giảm tuổi thọ các thiết bị trong xe. Nguyên nhân gây ra sự tăng nhiệt độ này là A. Do thể tích khối khí trong ôtô thay đổi nên nhiệt lượng mà khối khí trong ôtô nhận được chủ yếu làm tăng nội năng của khối khí. B. Do thể tích khối khí trong ôtô không đổi nên nhiệt lượng mà khối khí trong ôtô nhận được chủ yếu làm giảm nội năng của khối khí. C. Do thể tích khối khí trong ôtô không đồi nên nhiệt lượng mà khối khí trong ôtô nhận được chủ yếu làm tăng nội năng của khối khí. D. Do thể tích khối khí trong ôtô thay đổi nên nhiệt lượng mà khối khí trong ôtô nhận được chủ yếu làm tăng nội năng của khối khí. Câu 6: Nội năng của vật trong hình nào sau đây không thay đổi? A. Hình 4. B. Hình 3. C. Hình 2. D. Hình 1. Câu 7: Hình bên là các dụng cụ của bộ thí nghiệm xác định nhiệt dung riêng của nước. Dụng cụ số (5) là A. nhiệt kế điện tử. B. nhiệt lượng kế. C. cân điện tử. D. biến thế nguồn. Câu 8: Một lượng khí lí tưởng có khối lượng m, số mol n, khối lượng mol μ, áp suất p, thể tích V và nhiệt độ T. Phương trình Clapeyron viết cho lượng khí này là A. pV = nRT. B. pV = μRT. C. pV = mRT. D. pV = n M RT.
Câu 9: Trong thí nghiệm kiểm chứng lại định luật Boyle, việc dịch chuyển pit-tông từ từ giúp đảm bảo điều kiện nào sau đây? A. Khối lượng khí trong xi lanh không đổi. B. Áp suất khí trong xi lanh không đổi. C. Thể tích khí trong xi lanh không đổi. D. Nhiệt độ khí trong xi lanh không đổi. Câu 10: Có 4 bình A, B, C,D ban đầu đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là: 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong cùng khoảng thời gian. Hỏi bình nào có nhiệt độ thấp nhất? A. Bình B B. Bình A C. Bình C D. Bình D Câu 11: Hình bên là sơ đồ cấu tạo của một dynamo xe đạp. Chọn đáp án sai trong các đáp án sau khi nói về dynamo? A. Độ sáng của đèn không phụ thuộc vào tốc độ quay của núm dẫn động. B. Nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. C. Nam châm là phần cảm. D. Cuộn dây dẫn là phần ứng. Câu 12: Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho A. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi. B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. C. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. D. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi. Câu 13: Ở hình vẽ, ống dây có lõi sắt non được đặt cố định nằm ngang nối với một acquy qua khoá k đang mở. Một vòng nhôm nhẹ, kín, được lồng qua lõi sắt và ở gần ống dây. Khi đóng nhanh khoá k thì trong vòng nhôm xuất hiện dòng điện cảm ứng. Nếu nhìn từ phía ống dây thì dòng điện cảm ứng này có chiều A. ngược chiều quay kim đồng hồ và vòng nhôm bị đẩy ra xa ống dây. B. ngược chiều quay kim đồng hồ và vòng nhôm bị hút lại gần ống dây. C. cùng chiều quay kim đồng hồ và vòng nhôm bị đẩy ra xa ống dây. D. cùng chiều quay kim đồng hồ và vòng nhôm bị hút lại gần ống dây. Câu 14: Đường nào sau đây không biểu diễn quá trình đẳng nhiệt? A. B. C. D. Câu 15: Để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay người ta sử dụng A. tia hồng ngoại. B. tia tử ngoại. C. tia Laze. D. tia X. Câu 16: Sóng điện từ có tần số 60 MHz truyền trong chân không với tốc độ 3.108 m/s thì có bước sóng là A. 5 m. B. 180 m. C. 18 m. D. 50 m.
Câu 17: Cho nhiệt dung riêng của một số chất ở 0 ∘C ở bảng sau: Chất Nhiệt dung riêng (J/kgK) Nhôm 880 Đồng 380 Chì 126 Nước đá 1800 Nếu các chất trên có cùng khối lượng thì chất nào sẽ dễ nóng lên và cũng dễ nguội đi so với các chất còn lại? A. Chì. B. Nhôm. C. Nước đá. D. Đồng. Câu 18: Một dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 2cos(100πt)(A) với t tính bằng. Cường độ dòng điện hiệu dụng bằng A. 2√2A B. 2A C. √2A D. 1 A PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Hình dưới là một máy nén khí piston có dung tích của bình chứa khí là 90l; không khí được nạp vào bình với lưu lượng 160l/phút và khi đạt áp suất là 8. 105Pa thì rơle sẽ ngắt động cơ điện. a) Trong không khí có chứa hơi nước và không khí được nén ở áp suất cao nên sau một thời gian sử dụng sẽ có một lượng nước tích tụ trong bình chứa khí. b) Bộ phận lọc gió có tác dụng làm sạch không khí trước khi nạp vào bình chứa khí. c) Đồng hồ áp suất có tác dụng đo áp suất khí quyển. d) Giả sử ban đầu trong bình chứa không khí ở áp suất khí quyển là 105Pa và có nhiệt độ là 27∘C. Sau thời gian nén khí là 3,6 phút thì rơle sẽ ngắt động cơ điện và khi đó nhiệt độ của khí nén trong bình chứa khí khoảng 51, 3 ∘C. Coi nhiệt lượng toả ra môi trường trong thời gian nén khí là không đáng kể. Câu 2: Để xác định nhiệt dung riêng của nước, có thể tiến hành thí nghiệm theo sơ đồ nguyên lí như hình vẽ dưới đây. a) Oát kế có chức năng đo nhiệt lượng toả ra từ điện trở. b) Nhiệt lượng mà nước trong bình nhiệt lượng kế thu bằng nhiệt lượng tỏa ra trên dây điện trở. c) Đổ nước vào bình nhiệt lượng kế sao cho toàn bộ dây điện trở phải chìm trong nước. d) Khi tiến hành thí nghiệm phải khuấy liên tục nước trong bình nhiệt lượng kế. Câu 3: Hình vẽ bên minh hoạ cấu tạo của một chiếc đàn ghita điện. a) Nam châm vĩnh cửu (1) có tác dụng từ hóa phần dây đàn (3) gần trên nó. b) Hoạt động của đàn dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. c) Khi hoạt động dao động của dây đàn (3) tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây (2) có tần số bằng tần số rung của dây đàn. d) Hộp cộng hưởng của đàn ghita điện rất to nên nghe được âm thanh to.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.